Kinh nghiệm thu một phần viện phí từ một số nước trên thế giới

Hệ thống y tế ở Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Hiện nay, các bệnh viện nhà nước nhận kinh phí từ ba nguồn chính là ngân sách nhà nước, thu phí dịch vụ và lợi nhuận từ bán thuốc.

Tuy nhiên, kinh phí hoạt động của các bệnh viện Trung Quốc chủ yếu dựa vào các nguồn bệnh viện tự tạo nên như vốn vay, lợi nhuận trong hoạt động (có được từ viện phí) và cả vốn góp từ nhân viên.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phương thức viện phí đã thực sự tạo ra gánh nặng tài chính cho người dân Trung Quốc, đặc biệt là người nghèo, hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ cũng như làm trầm trọng thêm mức độ chênh lệch về bệnh tật và đói nghèo giữa các nhóm thu nhập dân cư. Bên cạnh gánh nặng tài chính trực tiếp, người dân phải chịu những gánh nặng gián tiếp do tàn tật và mất ngày công lao động, điều này đã ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất ở những vùng nông thôn nghèo.

 Người nghèo là đối tượng chịu tác động lớn nhất của chính sách viện phí này. Chi tiêu y tế của nhóm nghèo nhất chiếm đến trên 80% thu nhập của họ so với 5% của nhóm giàu nhất. Thế nhưng, mức độ ốm đau vẫn khá cao ở các vùng khó khăn, tạo nên vòng luẩn quẩn giữa bệnh tật và đói nghèo. Không những tác động tới tính công bằng mà chính sách viện phí còn tác động mạnh tới tiêu chí hiệu quả của hệ thống y tế Trung quốc. Tác động đầu tiên là sự lạm dụng thuốc của bác sỹ nhằm trục lợi từ việc bán thuốc.

 Theo số liệu của Bộ y tế Trung Quốc thì chi phí thuốc của bệnh nhân nội và ngoại trú ở trung tâm y tế thị xã lần lượt là 62-68% và 54-58%, tương tự, có tới 76% thu nhập của bệnh viện thị xã là từ bán thuốc. Sử dụng thuốc không hợp lý là tình trạng chung của các bác sỹ ở vùng nông thôn với những toa thuốc thường xuyên được kê là kháng sinh và thuốc tiêm. Chính vì vậy, chi phí cho y tế đang ngày càng tăng ở các vùng nông thôn Trung quốc.

Tác động thứ hai là hiệu quả của hệ thống y tế 3 tuyến huyện, thị xã và làng rất thấp. Do chất lượng dịch vụ kém trong khi giá cả dịch vụ lại cao nên có tới 2/3 số giường bệnh không được sử dụng và phần lãng phí nguồn lực lên đến 38% tổng chi phí.

Tại Indonesia, do ngân sách hạn chế và sự thiếu linh hoạt của hệ thống tài chính công trong, chính phủ đã áp dụng chương trình bệnh viện tự quản từ năm 1998 và người bệnh phải nộp phí khám chữa bệnh, (tương tự mô hình bệnh viện tự chủ ở Việt nam). Kết quả là hiện nay khoảng 70% chi phí y tế ở Indonesia là từ tiền túi người dân, gây ra những vấn đề như bất công bằng trong khám chữa bệnh, chất lượng khám chữa bệnh thấp, khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe… . Cùng với những thay đổi trong quản lý đó, tư nhân cũng được phép hoạt động trong các bệnh viện công như các trang thiết bị y tế có thể thuê của tư nhân, hay bệnh viện ký hợp đồng với tư nhân thực hiện một số công việc như vệ sinh, nấu ăn, giặt là, bán thuốc…nhưng hiệu quả của việc kết hợp này đến nay vẫn chưa được xác nhận.

Kinh nghiệm thu một phần viện phí từ một số nước trên thế giới - ảnh 1

Phương thức viện phí đã thực sự tạo ra gánh nặng tài chính cho người dân Trung Quốc

Khu vực y tế tư nhân ở Indonesia cũng phát triển khá mạnh trong khi bảo hiểm y tế còn hạn chế nên các chi trả cho dịch vụ khám chữa bệnh chủ yếu từ tiền túi người dân. Nhận thấy nhiều tác động bất lợi của cơ chế tài chính y tế này đối với người nghèo, từ năm 1994 tất cả các gia đình nghèo đều được cấp thẻ khám bệnh, với thẻ này họ được hưởng miễn phí các dịch vụ y tế cơ bản tại các cơ sở y tế công cộng.

 Kinh nghiệm của Hungary, Cộng hoà Séc và Ba lan: Cả ba nước đều đã có chung một bối cảnh lịch sử và chiến lược chung cho hệ thống y tế của mình. Trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa, nhà nước cấp ngân sách cho hầu hết các dịch vụ y tế, mặc dù mức chi thấp, song người dân vẫn được cung cấp đầy đủ các dịch vụ, từ y tế công cộng đến nội trú bệnh viện. Hệ thống này đã đảm bảo được tính công bằng trong khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho kết quả này là tình trạng thiếu hiệu quả về kinh tế, thù lao cho người cung ứng dịch vụ thấp, chất lượng dịch vụ kém và thiếu cơ hội lựa chọn cho các cá nhân. Điều này đã tạo ra sức ép cải cách hệ thống y tế và họ đã chuyển từ hệ thống cấp ngân sách sang hệ thống bảo hiểm xã hội (trả trước chứ không trả viện phí trực tiếp).

Quỳnh Hoa

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !