Kiên Giang họp đột xuất ứng phó áp thấp nhiệt đới

Sáng ngày 01/11, ông Mai Anh Nhịn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ trì cuộc họp trực tuyến đột xuất với các huyện để triển khai thực hiện đối phó với 02 Áp thấp nhiệt đới gần bờ và Áp thấp nhiệt đới gần biển Đông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Anh Nhịn phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Thiên Đăng

Phát biểu tại cuộc họp, ông Mai Anh Nhịn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, như sau: Các sở, ban, ngành và địa phương không nên chủ quan, theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ; các cơ quan báo, đài đưa tin kịp thời 24/24 giờ để cho người dân nắm, hướng dẫn cách phòng tránh, bố trí neo đậu tàu thuyền cho hợp lý, tránh thiệt hại về tài sản và hoa màu.

Tuyệt đối không để người dân ở lại trên lồng bè, chòi canh, tàu thuyền trên biển; trong sản xuất, đề nghị các địa phương rà soát lại hệ thống bờ bao để phòng tránh triều cường, nước biển dâng, sản xuất lúa tránh ngập úng lúa Đông - Xuân, tránh thiệt hại về hoa màu.

Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang, Tây Nam bộ và Trung ương sẽ thường xuyên theo dõi, thông báo kịp thời diễn biến của ATNĐ, và các sở ngành có liên quan của tỉnh theo chức năng nhiệm vụ, điều hành tàu thuyền hợp lý, tránh thiệt hại; các huyện như Phú Quốc, An Minh hết sức lưu ý, do bị tác động nhiều nhất, cho nên phải có biện pháp phòng tránh phù hợp. Đề nghị các đơn vị hết sức quan tâm để có phương án, chủ động phòng tránh kịp thời.

Ngay sau khi tổ chức họp triển khai công tác đối phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các giải pháp để đối phó với 02 áp thấp nhiệt đới.

Để đối phó với áp thấp nhiệt đới nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành và địa phương khẩn trương triển khai thực hiện:

Khẩn trương rà soát, đánh giá các công trình xung yếu ven biển, cửa sông, ven sông, kênh rạch và khu vực có nguy cơ ngập lụt, bị ảnh hưởng do áp thấp nhiệt đới, các lồng bè nuôi trồng thủy sản, kho tàng, nhà cửa không đảm bảo an toàn để triển khai ngay các phương án sơ tán, di dời và tổ chức chằng chống.

Thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tổ chức kiểm đếm, nắm thông tin quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền để kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra. Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định từ 5 đến 10 độ Vĩ Bắc, 104,5 đến 111,5 độ Kinh Đông. Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền an toàn theo qui định tại các khu neo đậu, trú tránh ven biển, trong sông và nhất là khu vực quanh các đảo; tuyệt đối không để người dân ở lại lồng bè, chòi canh, tàu thuyền.

Các đơn vị lực lượng vũ trang sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư theo phương châm “bốn tại chỗ” để cứu hộ, cứu nạn; phối hợp với các địa phương sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống, triển khai phương án sơ tán, di dời dân ở các khu vực nguy hiểm khi có yêu cầu.

Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên cập nhật thông tin, theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới để có hướng xử lý, chỉ đạo kịp thời.

Thông tin và hướng dẫn đến nhân dân biết để chủ động phòng tránh. Phối hợp với các lực lượng trong công tác kêu gọi tàu thuyền ngoài khơi thoát khỏi vùng nguy hiểm, tìm nơi trú tránh; hướng dẫn nhân dân việc sắp xếp, neo đậu tàu thuyền đã về bờ. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và vận động nhân dân thực hiện chằng chống nhà cửa, kho tàng.

Các vùng ven biển chủ động rà soát, kiểm tra hệ thống bờ bao, đê bao để tránh mưa lớn, nước biển dâng bị ngập úng gây thiệt hại, nhất là ở các khu vực nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản. Có kế hoạch bảo vệ, phòng tránh ngập úng đối với sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2017-2018 mới gieo sạ.

Nguyễn Nam

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !