Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ bán rau sắn muối chua

Rau sắn muối chua hay còn gọi là dưa lá sắn, vốn là món ăn dân dã, khoái khẩu của nhiều người. Trung bình mỗi ngày, cô Nguyễn Quy (Phú Thọ) bán ra thị trường hơn 30kg đặc sản, thu về cả triệu đồng.

Đều như vắt chanh, mỗi ngày, cô Nguyễn Quy (Phú Thọ) lại ra bưu cục gửi hơn 30kg rau sắn muối chua lên Hà Nội. Đây vốn là món ăn quen thuộc, dân dã ở vùng đất tổ vua Hùng. Rau sắn thường được nấu kèm với cá, ninh với xương làm món giải nhiệt hữu hiệu trong mùa hè.

Rau sắn muối chua hay còn gọi là dưa lá sắn, vốn là món ăn dân dã, khoái khẩu của nhiều người

Từ ngày có dịch Covid-19, thay vì muối rau bán ở chợ, cô Quy chuyển sang cung cấp online. Nhờ muối khéo tay, rau sắn nhà cô bán rất chạy, đặc biệt ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Giá cho mỗi cân dưa lá sắn là 75.000 đồng.

Cô cho biết:"Rau sắn ngon nhất là được muối theo phương pháp truyền thống và được đặt để trong loại chum sành Hương Canh. Lá sắn sau khi được hái về sẽ bỏ đi phần cậng và lá già. Sau đó đem vò cho vào vại, đổ nước ngập, nén lại và phơi nắng 2 - 3 ngày".

Trung bình mỗi ngày, cô Nguyễn Quy (Phú Thọ) bán ra thị trường hơn 30kg đặc sản, thu về cả triệu đồng

Để đảm bảo hàng cho khách, ngoài dùng lá sắn trồng ở vườn nhà, cô Quy còn mua thêm của hàng xóm. Giá cho mỗi cân lá sắn tươi là 15.000 đồng. Thông thường, cứ 7 ngày là lá sắn sẽ cho thu hoạch đợt mới. Do đó mà cô thường phải phân bố đều thời gian để xoay vòng nguồn cung nguyên vật liệu.

"Cứ 30kg rau sắn muối sẽ thu về 2,2 - 2,5 triệu đồng, trừ hết chi phí còn khoảng 800.000 - 1.200.000 triệu đồng tiền lãi. Nếu không phải mua rau mà mình tự chủ được thì phần lãi sẽ còn nhiều hơn nữa" - cô Quy kể.

Rau sắn thường được nấu kèm với cá, ninh với xương làm món giải nhiệt hữu hiệu trong mùa hè

Chị Hoài An, tiểu thương ở chợ Cầu Giấy (Hà Nội) cho hay, công việc bán rau sắn muối đang mang lại thu nhập tốt cho chị. Trung bình mỗi ngày, chị bán được 5 - 7kg dưa sắn, hôm nhiều có thể lên tới 8 - 10kg. Rau sắn sẽ được chia ra thành từng túi nhỏ hoặc bán theo bát với giá 15.000 - 20.000 đồng/bát.

"Mỗi tuần tôi sẽ đi đánh hàng 1 lần và gom đơn cho khách. Với khách lấy số lượng lớn sẽ được hưởng giá sỉ và ưu đãi tốt hơn" - chị An nói.

Chị cho biết, cơ duyên đưa chị đến với nghề bán rau sắn là nhờ 3 năm trước, chị lên vùng Cẩm Khê (Phú Thọ) chơi và được chủ nhà thiết đãi món dưa sắn om cá. Chị ăn thử thì thấy rau rất bùi, thơm và có vị chua thanh mát. Chị mới ngỏ ý mua 2kg về ăn và bán thử, sau này, mọi người cho phản hồi khá tốt, chị mới bắt đầu bán thêm.

Cầm trên tay 2 bát rau sắn, chị Minh Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) hào hứng khoe: “Đều đặn cứ 2 tuần/lần là tôi lại ghé qua quầy mua rau sắn muối, nhà tôi ai cũng đều nghiện món này. Mùa hè cứ có bát canh cá hay xương hầm nấu với rau là ngon hết sảy".

Chị tâm sự, chồng chị vốn quê gốc là ở Phú Thọ, ngày xưa nhà anh nghèo lại đông con nên chỉ có cơm trắng ăn với rau sắn muối. Sau này, anh đi học đại học và chuyển xuống Hà Nội thành ra ít được thưởng thức món tủ. Thế nên, mỗi khi thèm đặc sản quê hương, anh đều dặn chị đặt mua bằng được.

Theo Hoàng Dung (Dân Trí)

Điện mặt trời mái nhà lâm cảnh ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’

Điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nếu phát lên lưới thì cũng chỉ được ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng.

Gạo Việt quay đầu giảm giá vẫn đắt nhất thế giới, gạo Thái Lan tăng mạnh

Đang neo ở mức đỉnh, giá gạo Việt xuất khẩu quay đầu giảm sau tin đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Trong khi đó, giá gạo Thái Lan vào đà tăng mạnh, sắp bắt kịp gạo Việt Nam.

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.