Khung giá điện bán lẻ bình quân mới: Giá tối đa tăng 538 đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân. Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Cụ thể, từ ngày 3/2 khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

So với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng, giá tối đa tăng 538 đồng một kWh.

 Điều chỉnh khung giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 3/2.

Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện và cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân.

"Khung giá bán lẻ điện bình quân" là mức sàn và trần để Chính phủ quy định cứng "giá bán lẻ điện bình quân". Khung này cùng với kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022 sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về giá bán lẻ điện bình quân sẽ áp dụng năm nay.

Còn giá bán lẻ điện bình quân hiện vẫn là 1.864,44 đồng một kWh, áp dụng từ 2019 đến nay.

Liên quan giá điện, Bộ Công Thương cũng vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương hoàn thành phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị EVN tập trung nguồn lực để hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022, báo cáo tài chính năm 2022 của công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, đồng thời làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín để kiểm toán các báo cáo theo đúng quy định.

Trong khi đó, EVN cho biết ước tính năm 2022, Công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng hơn 28.876 tỷ đồng. Nguyên nhân lỗ lớn năm qua chính là thông số đầu vào tăng mạnh (giá than nhập, giá than pha trộn, giá khí, giá dầu thế giới) và chi phí mua điện tăng thêm khi các nhà máy điện tham gia thị trường điện.

Năm nay, Công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia dự kiến lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 64.941 tỷ đồng, nếu giá bán lẻ điện giữ như hiện hành.

Trong đó, 6 tháng đầu năm EVN dự kiến lỗ 44.099 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm dự kiến lỗ 20.842 tỷ đồng.

Như vậy, cùng với số lỗ của năm 2022 (28.876 tỷ đồng) thì tổng lỗ sản xuất kinh doanh EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 có thể lên tới hơn 93.000 tỷ đồng.

Năm ngoái, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét sớm chấp thuận và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Song đến nay, phương án này vẫn chưa được thông qua.

Lương Bằng

Đi chơi 30/4-1/5: Đổ xô xuất ngoại, tour ‘hot’ khóa sổ

Người dân đổ xô đi du lịch nước ngoài dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, chiếm tới 2/3 lượng khách tại các công ty lữ hành. Một số tour như Nhật Bản, Hàn Quốc,... các nước châu Âu đã khóa sổ, dừng nhận khách.

Hoa loa kèn dội chợ gọi tháng 4 về, giá rẻ bèo vẫn ế

Là loại hoa đặc trưng ở Hà Nội, những bông loa kèn trắng tinh khôi đang bung nở gọi tháng 4 về. Dịp này, dù mới đầu mùa hoa đã dội chợ với giá bán rẻ, nhưng vẫn ế.

Điện cho Côn Đảo: Loại nào rẻ nhất?

Phân tích các phương án vốn đầu tư, giá điện cho Côn Đảo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay việc dùng điện lưới quốc gia bằng cách kéo cáp ngầm có giá thành thấp nhất.

Thu giữ hàng tấn chân gà rút xương, nội tạng động vật bẩn

Hàng tấn chân gà rút xương, nội tạng động vật hôi thối, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa bị cơ quan chức năng thu giữ tại nhiều địa phương trên cả nước.

Petrolimex và VNPost thoái vốn, PGBank và LienVietPostBank có phải đổi tên?

Ngày 7/4, HOSE sẽ tổ chức phiên đấu giá 120 triệu cổ phiếu PGB của PGBank do Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex sở hữu. Tiếp đó, ngày 21/4, HNX cũng sẽ tổ chức phiên đấu giá 140,5 triệu cổ phiếu LPB của LienVietPostBank do VNPost sở hữu.

Các thương vụ thua lỗ, chật vật của SMBC trước khi vào VPBank

SMBC từng đầu tư vào Eximbank (EIB) và Tập đoàn Bảo Việt (BVH). Tuy nhiên, tại thương vụ Eximbank, khoản đầu tư của SMBC thua xa lãi gửi tiết kiệm, còn tại thương vụ Bảo Việt, giá cổ phiếu hiện tại chỉ còn bằng nửa thời điểm đầu tư

Khởi nghiệp từ dịch vụ viết hồi ký cho người cao tuổi

Chăm sóc, viết hồi ký cho người cao tuổi là một trong những ý tưởng khởi nghiệp được các chuyên gia đánh giá cao.

VPBank bán 15% vốn cho đối tác ngoại, thu về 1,5 tỷ USD

Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật mua 15% cổ phần VPBank sau khi thoái vốn khỏi Eximbank sau 10 năm hợp tác bất thành.

Phát hiện lô đường Thái Lan không giấy tờ, trị giá gần nửa tỷ đồng

Số đường trên xuất xứ Thái Lan nhưng bao bì sản phẩm không thể hiện ngày sản xuất, hạn sử dụng; có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.