Khu bảo tồn Hòn Bà: Bảo tàng thiên nhiên quý giá

Được khám phá và nghiên cứu cách đây hơn 100 năm, đến nay, Hòn Bà là “bảo tàng” thiên nhiên của Khánh Hòa có mức độ đa dạng sinh học cao, tiềm năng lớn về du lịch sinh thái.

Đa dạng sinh học cao

Trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà hiện có 56 loài động vật và 43 loài thực vật quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới.

Có thể kể ra đây là các loại cây, con quý hiếm như: Cây hồng tùng xếp trong Sách đỏ; loài lan hài hồng (tên khoa học Paphiopedilum delenati) mới được các nhà sinh vật học Việt Nam tìm thấy tại Hòn Bà ở độ cao 1.000m.

Voọc chà vá chân đen tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà - Ảnh Báo Khánh Hòa

Một số loài thực vật đặc hữu, có vùng phân bố hẹp chỉ có ở Hòn Bà như: Dẻ gai Nha Trang, Thị Nha Trang, Sồi Hòn Bà, Minh điền Hòn Bà, Đỗ Quyên Hòn Bà… Đây là loài thực vật rất hiếm và có vùng phân bố hẹp ở Việt Nam.

Về động vật, Hòn Bà là nơi trú ngụ của loài voọc chà vá chân đen quý hiếm, gà lôi, gà tiền, niệc nâu, hồng hoàng, trĩ sao, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, vượn đen má hung, gấu ngựa, kỳ đà hoa, rắn cạp nong…. có tên trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới.

Không những thế, những năm gần đây, hàng chục loài thực vật mới đã được phát hiện tại Hòn Bà. Đặc biệt, Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà đã có 2 ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam là cây Gạt bao và cây Săng ớt.

Phát triển du lịch bền vững

Theo các nhà khai thác du lịch, với những giá trị về thiên nhiên và văn hóa lịch sử, Hòn Bà là nơi có tiềm năng lớn về phát triển dịch vụ, du lịch, nhất là du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên.

Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Anh Thy - Giám đốc Ban quản lý KBTTN Hòn Bà cho hay: “Chúng tôi đã xây dựng 3 phương án, sắp tới sẽ xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về khai thác du lịch sinh thái tại KBTTN Hòn Bà”. Phương châm khi triển khai du lịch sinh thái tại KBTTN Hòn Bà là phải khai thác theo hướng bền vững; bảo tồn đi đôi với phát triển, phát triển để phục vụ bảo tồn.

Các tour du lịch mạo hiểm, gắn với thiên nhiên vốn rất hút khách nước ngoài, nên Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của du khách nước ngoài.

Nhưng làm sao phát triển du lịch vẫn bảo vệ được thiên nhiên, đó là những điều mà cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà rất quan tâm. Làm thế nào để giữ rừng từ “gốc”, kiểm tra kiểm soát thường xuyên?

Ông Lê Kim Hoàn Vũ - Hạt phó Hạt Kiểm lâm Hòn Bà cho biết, hiện đơn vị này đã xây dựng 6 trạm kiểm lâm, 1 chốt bảo vệ tại các địa bàn xung yếu, có nguy cơ rừng bị xâm hại cao. Thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, truy quét sâu vào rừng, kiểm soát lâm sản tại các khu vực trọng điểm. Hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực vào rừng, không để xảy ra các điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trong KBTTN Hòn Bà. Cùng với đó là việc phòng, chống cháy rừng trong mùa khô khi nơi đây có hàng trăm héc-ta rừng trồng có nguy cơ cháy rất cao.

Một hoạt động khác được Ban quản lý khu bảo tồn triển khai là nhiều hoạt động chăm sóc, phát triển rừng, tổ chức nhiều đợt thả động vật hoang dã về lại môi trường tự nhiên, triển khai nhiều hoạt động điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học, thu thập tiêu bản hệ động, thực vật trong khu bảo tồn...

“Trong thời gian tới, Ban quản lý KBTTN Hòn Bà sẽ đề xuất tỉnh cho phép điều tra toàn diện về hệ thực vật cũng như động vật Hòn Bà, đánh giá đầy đủ về giá trị tài nguyên rừng, hình thành cơ sở dữ liệu riêng cho khu bảo tồn. Qua đó, xác lập các chuẩn mực để đề nghị thành lập Vườn quốc gia Hòn Bà thay cho Khu BTTN Hòn Bà như hiện nay. Trước mắt, chúng tôi đang tập trung xây dựng các dự án bảo tồn đa dạng sinh học theo các cấp độ như: bảo tồn loài, bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn cảnh quan, tìm kiếm hợp tác quốc tế để bảo tồn đa dạng sinh học ở Hòn Bà”, ông ông Đỗ Anh Thy - Giám đốc Ban quản lý KBTTN Hòn Bà chia sẻ.

Qua thống kê năm 2013, trong KBTTN Hòn Bà có 28 bộ, 88 họ và 274 loài thú, chim, bò sát, ếch nhái… Trong đó, lớp thú có 70 loài, lớp chim có 144 loài, lớp bò sát có 37 loài, lớp ếch nhái có 17 loài; có 56 loài động vật quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới. Đối với hệ thực vật, qua thống kê ban đầu về thành phần loài, có 120 họ, 468 chi, 752 loài, trong đó có 43 loài được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam.

Hiền Anh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !