Không quân Mỹ rút các máy bay F-15 khỏi Nhật Bản và thay thế bằng F-22

Không quân Mỹ đang rút các máy bay F-15 khỏi đảo Okinawa của Nhật Bản và thay thế bằng máy bay chiến đấu F-22.

Phi đội bay F-15 thứ 44 được gọi là “Ma cà rồng” và Phi đội bay thứ 67 được gọi là “Gamecocks” được cho là đang rời Nhật Bản. Các phi đội này đã đến để đảm bảo an ninh cho Nhật Bản vào đầu năm 1979. Kể từ đó, chúng đã được nâng cấp với các loại radar, vũ khí mới.

Hai phi đội F-15 đang rời căn cứ không quân Mỹ Kadena, nằm trên đảo Okinawa của Nhật Bản. (Ảnh: AP)

Đại diện căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa cho biết, các máy bay này đóng vai trò là trụ cột phòng thủ của Mỹ trong khu vực, với nhiệm vụ chính là ngăn chặn “sức mạnh” của Trung Quốc vào Nhật Bản hoặc Đài Loan.

Trung tướng Không quân đã nghỉ hưu Dave Deptula, người từng là Phó Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương, cho hay việc rút các máy bay F-15 khỏi Okinawa sẽ tạo ra một sự căng thẳng đặc biệt cho Lực lượng Không quân. Các máy bay này là kiểu F-15C (và một số kiểu F-15D hai chỗ ngồi được sử dụng để huấn luyện).

Ban đầu Mỹ đã chế tạo 483 chiếc loại này, nhưng chỉ 43 chiếc trong số đó đã được nâng cấp với radar AESA hiện đại có thể phát hiện máy bay Trung Quốc, bao gồm cả Chengdu J-20 mới nhất.

Một phi đội Không quân Mỹ điển hình có từ 18 đến 24 máy bay, và những chiếc F-15 nâng cấp duy nhất đang được sử dụng hiện nay là ở Kadena. Hơn nữa, đây là những chiếc F-15 duy nhất có mã chiến đấu mới đang được biên chế trong Không quân. Tuy nhiên, những chiếc máy bay này được cho là đã quá cũ, cần thay thế những chiếc tiêm kích mới cho căn cứ Kadena.

Các quan chức Không quân Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ căn cứ Kadena bằng các phi đội máy bay chiến đấu mới - những chiếc F-22 sẽ là những chiếc đầu tiên đến Căn cứ Không quân Kadena từ Alaska.

F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sử dụng công nghệ tàng hình đầu tiên trên thế giới. Hãng Lockheed Martin đã nghiên cứu chế tạo F-22 trong vòng 20 năm với chi phí lên đến 70 tỉ USD. Vào thời điểm ra mắt, F-22 được đánh giá là mẫu tiêm kích có thể mang tới bước nhảy vọt về khả năng chiến đấu cho không quân Mỹ.

Ban đầu, không quân Mỹ dự định mua 750 chiếc F-22 để phát triển một phi đội máy bay đánh chặn đầy uy lực cho thế kỷ 21. Tuy nhiên sau đó, lực lượng này đã chuyển hướng và chấm dứt chương trình mua sắm F-22 vào tháng 12/2011.

Thời điểm đó mới chỉ có 186 chiếc được bàn giao. Ngày nay, sau hơn một thập kỷ, số lượng chiến đấu cơ F-22 tồn tại trong kho vũ khí của Mỹ rất ít, bất chấp danh tiếng của nó. Trong số 186 chiếc F-22 được bàn giao, chỉ có khoảng 130 chiếc được vận hành và hiện tại, số lượng F-22 sẵn sàng chiến đấu chỉ ở mức 2 con số.

Hạ Thảo (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.