Không phải Mỹ, du lịch không gian bắt nguồn từ quốc gia này

The Washington Post viết, mặc dù hiện tại các tỷ phú phương Tây là người đưa ra quyết định cho du lịch vũ trụ, nhưng loại hình du lịch mới này không bắt nguồn từ Mỹ hay châu Âu, mà là ở Nga.

Trong bối cảnh Liên Xô sụp đổ và kéo theo sự hỗn loạn kinh tế, chương trình không gian của Liên Xô cũ buộc phải tìm kiếm các nguồn tài trợ mới, sau đó chúng được tìm thấy khi đối mặt với những du khách phương Tây giàu có.

“Ngày nay, các tỷ phú phương Tây đang khởi xướng cuộc chạy đua để khám phá không gian cho du lịch trả tiền. Tuy nhiên, loại hình du hành lên quỹ đạo mới này không bắt nguồn từ Mỹ hay châu Âu, mà ở Nga”, The Washington Post viết.

Mới đây nhất, người sáng lập Amazon, tỷ phú Jeff Bezos, cùng 3 người đồng hành trên tàu vũ trụ New Shepard, cũng như tỷ phú người Anh Richard Branson đã thực hiện một cuộc hành trình tới rìa vũ trụ.

{keywords}
Các tỷ phú ngày càng coi du lịch vũ trụ như một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, 2 tỷ phú nói trên đều không phải là những khách du lịch vũ trụ đầu tiên. Danh hiệu này thuộc về một doanh nhân ít tên tuổi người Mỹ Dennis Tito, người vào ngày 30/4/2001 đã trả khoảng 20 triệu USD cho chuyến du lịch tới Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) trên con tàu du hành vũ trụ Soyuz của Nga.

Không giống như ông Branson và ông Bezos, chuyến bay của ông Tito không phải là một hành động độc lập. Chuyến bay của ông Tito trở nên khả thi nhờ sự hợp tác của ông với Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos).

Được biết, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) không ủng hộ những cá nhân muốn đi vào vũ trụ, nhưng ông Tito đã quyết tâm liên hệ với các đại diện của các nhà du hành vũ trụ Liên Xô ngay trước khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Tuy nhiên, giấc mơ của ông chỉ trở thành hiện thực sau đó và phần lớn là do các vấn đề kinh tế của nước Nga mới.

“Người Mỹ không cần tiền, nếu bạn đến và đưa cho NASA 20 triệu USD, thì đối với họ đó là một giọt nước tràn ly. Nhưng đó là rất nhiều tiền cho chương trình vũ trụ của Nga”, ông Tito nói trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Post.

Ngoài ra, trong cuộc hành trình 20 năm trước, ông Tito đã bay ở độ cao cao hơn nhiều so với 2 tỷ phú người Mỹ. Trong đó, ông Bezos bay tới 107 km, còn ông Tito bay hơn 400 km.

Đồng thời, mặc dù ông Tito là người đầu tiên độc lập trả tiền cho Nga để thực hiện một chuyến bay vào vũ trụ, nhưng trước ông cũng có một người khác vào không gian, tuy nhiên, chuyến du lịch đó lại do người khác trả tiền.

Đặc biệt, ngay cả trước khi Liên Xô sụp đổ, vào năm 1990, các quan chức Moscow đã cho phép nhà báo Nhật Bản Toyohiro Akiyama bay lên Trạm Hòa Bình (Mir). Cùng lúc đó, công ty chủ quản của Akiyama, Tokyo Broadcasting System đã đồng ý trả cho Roscosmos khoảng 12 triệu USD cho chuyến bay trên tên lửa Soyuz.

“Tên lửa Soyuz đã bị thương mại hóa đến nỗi trong lần phóng, nó trông giống một bảng quảng cáo đang bay hơn. Phần đầu và vây của tên lửa được sơn logo của TBS và các nhà tài trợ doanh nghiệp Nhật Bản khác, bao gồm một nhà bán lẻ kem đánh răng và một nhà sản xuất tã lót”, Washington Post viết vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, hành trình của ông Tito đã trở thành một khái niệm hoàn toàn mới, hóa ra một người đàn ông giàu có, có thể bay vào vũ trụ chỉ vì ông ấy muốn. Ngay sau đó, cách làm này đã vấp phải sự chỉ trích của một số quan chức ngành vũ trụ Mỹ.

Trong khi đó, kể từ năm 2009, Nga đã phần lớn từ bỏ các chuyến bay vũ trụ thương mại như vậy. Ngoài ra, nổi lên từ cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1990, Nga đã cố gắng bác bỏ những khía cạnh của chương trình không gian vốn đã tập trung quá nhiều vào thương mại, vì cho rằng hướng đi này liên tục có các vụ bê bối và tham nhũng.

Nhưng với sự quan tâm gia tăng đối với du lịch vũ trụ, Nga có thể hối tiếc về động thái này. Đặc biệt, vào tuần trước, giám đốc của Roscosmos, ông Dmitry Rogozin đã gọi chuyến bay của ông Branson là một “sự kiện mang tính bước ngoặt”, tuy nhiên, lưu ý đây mới chỉ là “chuyến bay dưới quỹ đạo”.

Chuyến bay vào vũ trụ của người giàu nhất hành tinh bị gọi là 'PR giả tạo'

Chuyến bay vào vũ trụ của người giàu nhất hành tinh bị gọi là 'PR giả tạo'

Theo Business Insider, nhà sáng lập Amazon, giàu nhất thế giới Jeff Bezos chỉ “giả vờ quan tâm đến con người và khí hậu”.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !