Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

Lời tòa soạn:

Dự thảo về dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến đến hết 22/10 làm dấy lên nhiều tranh cãi và câu hỏi, đặc biệt về nội dung không cấm giáo viên được dạy thêm ngoài trường. Quy định mới này có thể mang đến những thay đổi đáng kể cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, liệu nó sẽ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục hay có thể tạo thêm những thách thức mới?

VietNamNet mở diễn đàn Góp ý cho Dự thảo về Dạy thêm học thêm, để lắng nghe và chia sẻ ý kiến từ mọi góc nhìn. Chúng tôi mời các thầy cô, phụ huynh, học sinh và những người quan tâm đến giáo dục tham gia viết bài, chia sẻ quan điểm và đưa ra những đề xuất mang tính xây dựng.

Bài viết dưới đây là ý kiến của một phụ huynh tại Nam Định về quy định này. 

Gần đây, thấy mọi người bàn luận về dự thảo dạy thêm, học thêm, tôi bất chợt nghĩ tới câu chuyện của con mình 7 năm trước.

Mùa hè 7 năm trước, ngay ngày học cuối cùng năm lớp 7, giáo viên chủ nhiệm đồng thời là giáo viên dạy môn Toán của con tôi thông báo về việc mở lớp dạy thêm do một số phụ huynh nhờ cô kèm con học. Cô nói nếu bố mẹ nào có nhu cầu hãy đăng ký và cô sẽ báo lại lịch học thêm.

Các bạn cùng lớp con tôi đăng ký rất nhiều, nghe nói trên 90% học sinh ghi danh. Các bố mẹ rỉ tai nhau rằng sang năm cô vẫn dạy Toán lớp này nên cho đi học thêm vừa chắc kiến thức, con lại được cô quan tâm. Tôi quan niệm nghỉ hè là con phải được nghỉ ngơi, đi chơi, gác hẳn chuyện học hành sang một bên, nên không đăng ký. Mùa hè năm ấy, khi các bạn í ới gọi nhau đi học, con tôi vắt chân lên xem phim, đi câu cá, tắm ao...

Nửa mùa hè qua đi, cô giáo gọi điện cho tôi hỏi sao các bạn đi học mà con không đến lớp. Tôi đành nói rằng chuẩn bị cho cháu về quê ngoại trên Hà Giang chơi nên tạm thời chưa đi học thêm. Cô nhắc tôi khi nào con đi chơi về thì cho tới lớp. 2 tuần sau, cô lại gọi điện, quá cả nể nên tôi đành miễn cưỡng để con đi học thêm.

Không hiểu cô dạy có vấn đề thật hay do không thích học thêm, con trai tôi ngày nào ở nhà cô về là than cô dạy khó hiểu, tới nhà cô chơi nhiều hơn học, các bạn nói chuyện ào ào... Con năn nỉ xin nghỉ.

Chiều con, tôi xin cô cho con nghỉ tại lớp học thêm. Cô không vui chút nào, và vào năm học mới, con tôi “lĩnh đủ” vì quyết định nghỉ ngang đó.

Đúng như dự đoán, năm học mới cô vẫn dạy môn Toán lớp con tôi. Các bạn khác đã học ở nhà cô suốt hè nên cô dạy kiến thức cơ bản rất nhanh, sau đó cho luyện đề và những bài khó khiến con tôi không kịp nắm bắt kiến thức.

Con ngày nào cũng quay cuồng trong loạt bài tập cô giao. Đáng nói hơn, cô tỏ ra rất lạnh nhạt, hay hỏi con những câu khó, thậm chí ngày nào cô cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được phần nào là cô bắt chép phạt. 

Con nói sợ đi học những ngày có môn Toán vì rất áp lực. Đỉnh điểm, có hôm con về kể, cô nói với con ngay trước lớp rằng “đã dốt lại không chịu đi học thêm” khiến con càng tự ti.

Hôm sau, tôi quyết định gặp cô giáo để hỏi rõ việc này, kể về những ấm ức con phải chịu bấy lâu nay. Thế nhưng, khi gặp cô, tình thế lại đảo chiều. Tôi chưa kịp nói gì, lập tức cô “xả” cho tôi một trận về việc thiếu quan tâm tới con, ngày nào con cũng tới lớp với tâm trạng không tập trung, thậm chí ngủ gật, bài tập không làm đủ, kiểm tra bài cũ ngày nào cũng chưa hoàn thành. Cô còn bảo tôi nuông chiều con thái quá, không sát sao sau này “con hỏng” thì trách ai...

Khi thấy cô như vậy, tôi bình tĩnh nhận lỗi về mình và nhờ cô quan tâm hơn, giúp con tiến bộ. Cô chỉ ậm ừ đồng ý nhưng cũng không nhiệt tình. Tôi bắt đầu thấy sai lầm khi cho con đi ngược dòng với các bạn, sai khi không cho con học thêm nên cô mới lạnh nhạt như vậy.

Từ hôm đó, hàng ngày, tôi luôn học cùng con, kiểm tra xem con đã làm đầy đủ bài tập, chuẩn bị đủ sách vở trước khi tới trường chưa. 

Chật vật mãi con mới qua được lớp 7. Tới năm học sau, rút kinh nghiệm, tôi đã đăng ký và động viên con đi học thêm dù con không thích.

Tôi thấy việc học thêm là nhu cầu thật sự của nhiều gia đình, giúp các con củng cố kiến thức nhưng không nên cho phép giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa của mình vì dễ dẫn tới trẻ bị ép học thêm như con tôi.

Rõ ràng dạy thêm học thêm có những mặt tốt nhưng nếu bị lạm dụng sẽ không đem lại hiệu quả và gây tốn kém thời gian, tiền bạc, sức khỏe của phụ huynh và học sinh. Tôi nghĩ nên cấm hoàn toàn việc giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa của mình ở các cấp, sẽ giảm nạn học thêm tràn lan và việc học thêm không biến tướng, không làm khổ những học sinh không có nhu cầu.

Việc thầy cô mở lớp dạy học sinh chính khóa làm nhiều phụ huynh lo lắng, miễn cưỡng cho con đi học vì sợ không theo được bạn bè và không được cô quan tâm chứ không xuất phát từ nhu cầu thực sự nên khó mang lại hiệu quả thực tế. 

Thu Anh (Nam Định)

Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến hoặc câu chuyện tương tự có thể gửi về email: Bangiaoduc@vietnamnet.vn. Bài viết được đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !