Khỏi Covid-19 2 tuần vẫn mệt mỏi, nhớ nhớ quên quên

Dù khỏi Covid-19 đã hai tuần nhưng chị H. (Ba Đình, Hà Nội) luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, mất tập trung, rất hay nhớ nhớ quên quên.

Khỏi Covid-19 nhưng mệt mỏi triền miên

“Bình thường tôi hay tắm sau khi đã ăn tối, dọn dẹp nhà cửa xong. Từ ngày bị ốm, tôi không dám tắm muộn nhưng cứ 10 ngày thì có đến 2 ngày tắm xong là đánh răng luôn dù chưa ăn tối. Không chỉ hay quên, người tôi lúc nào cũng mệt. Buồn ngủ nhưng nằm xuống là mắt lại thao láo”, chị H. buồn rầu nói.

Người phụ nữ trẻ này đã đến viện khám và được chẩn đoán mắc hội chứng 'sương mù não' hậu Covid-19. Chị lo sợ một ngày cất lược trong tủ lạnh, chưa ăn tối đã đi đánh răng… xảy ra thường xuyên hơn, mất ngủ nhiều hơn thì không biết sẽ bị kịch đến như thế nào? Liệu tình trạng này có hết hay không?.

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang,Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho rằng, nguyên nhân gây ra tình trạng sương mù não là do thiếu chất dinh dưỡng, quá tải đường, thiếu ngủ và căng thẳng, tất cả đều làm cạn kiệt mức năng lượng. Hoạt động của não bộ phụ thuộc vào hàm lượng ổn định các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo thiết yếu, glucose, cùng với việc nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ.

Tuy nhiên, TS, lương y Phùng Tuấn Giang cũng nhấn mạnh, 'sương mù não' là một tình trạng có thể khắc phục được. Bắt đầu bằng việc giải quyết các vấn đề cơ bản, bao gồm chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng, giấc ngủ và mức độ hoạt động thể chất.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Theo đó, một số loại thực phẩm chống viêm, vitamin, khoáng chất, thảo dược giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ, đã được chứng minh là có lợi cho tâm trạng và trí não của con người.

Cụ thể, Lương y Phùng Tuấn Giang cho biết nên cắt giảm thực phẩm đóng gói và chế biến có chứa nhiều đường, cùng với nhiều thành phần nhân tạo và có hại khác là bước đầu tiên để khắc phục tình trạng sương mù não.

Rau củ quả còn chứa đầy chất chống oxy hóa, vitamin chống lại stress oxy hóa và tổn thương não. Các thực phẩm chống oxy hóa có chứa flavonoid cho thấy hứa hẹn trong việc kiểm soát các triệu chứng của các chứng rối loạn lo âu, bệnh tâm thần kinh và thoái hóa thần kinh.

Ngoài trái cây, rau củ quả ra, người mắc hội chứng sương mù não cũng nên cung cấp đủ protein và chất béo lành mạnh

Bởi theo TS, lương y Phùng Tuấn Giang, cơ thể cần một nguồn cung cấp ổn định các axit amin và axit béo thiết yếu để tạo ra tất cả các chất hóa học trong não để trí não, suy nghĩ rõ ràng, minh mẫn.

“Nên cung cấp 20% ​​đến 30% protein từ các nguồn chất lượng (thịt, cá, trứng… hữu cơ, nuôi thả tự nhiên) và khoảng 30% - 40% chất béo lành mạnh (dầu dừa, dầu ô liu, các loại hạt dinh dưỡng). Như vậy, sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm”, TS. lương y Phùng Tuấn Giang cho hay.

Điều tối quan trọng, theo lương y là người bệnh cần kiểm soát căng thẳng. Mức độ căng thẳng cao làm tăng sản xuất cortisol, hormone này có các tác dụng phụ bao gồm cảm giác mệt mỏi, tăng cân, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn chức năng tình dục, mất ngủ, trầm cảm và lo lắng hơn nữa.

Biện pháp giảm căng thẳng bao gồm yoga, thiền định, tập thể dục, viết nhật ký, đọc sách và dành nhiều thời gian hơn cho thiên nhiên.

Một trong những cách hiệu quả để cải thiện chức năng não, TS. lương y Tuấn Giang cho biết là ngủ ngon hơn. Các hormone trong não sẽ ở trạng thái cân bằng khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ mỗi đêm.

Khi bạn liên tục thức khi đã buồn ngủ, có thể sẽ rất khó tập trung vào công việc, giao tiếp và lưu giữ thông tin. Bạn cũng có thể kiểm soát cơn đói, sự thèm ăn và cảm xúc của mình tốt hơn khi được nghỉ ngơi đầy đủ, điều này có thể có lợi cho cân nặng và sức khỏe.

Thảo dược và các phương pháp y học cổ truyền cải thiện hội chứng sương mù não

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang cũng chỉ ra một số loại thảo dược tốt cho não bộ, cải thiện tuần hoàn não như: Rau đắng biển, thạch tùng răng cưa, tam thất, sâm Ngọc Linh, xuyên khung, đương quy, bạch quả, viễn chí, phục thần, nữ lang…

Các vị thuốc này thường được kê đơn trong các bài thuốc y học cổ truyền để điều trị các chứng tâm căn suy nhược, giúp cải thiện chức năng não bộ, hoạt huyết dưỡng não. Để dùng thuốc y học cổ truyền hiệu quả, bệnh nhân cần được gặp thầy thuốc để được thăm khám, từ đó sẽ có pháp phương phù hợp với tình trạng bệnh.

Ngoài dùng thuốc thảo dược, y học cổ truyền còn có các biện pháp khác như châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, xông ngâm thảo dược, trị liệu dầu… để tăng tác dụng điều trị chứng sương mù não, tăng hoạt động não bộ và đặc biệt giúp phục hồi cơ thể suy nhược do hậu Covid-19.

Ngoài ra, một số chất bổ sung nhất định có thể giúp xóa tan sương mù não. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh không có gì thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, tập thể dục hợp lý và một lối sống vui vẻ, kết nối.

“Vì vậy, trước tiên hãy thay đổi lối sống được đề cập ở trên, sau đó mới cân nhắc bổ sung một số chất bổ sung để đẩy nhanh hơn nữa quá trình chữa bệnh.

Các chất thích nghi (Adaptogens): Các loại thảo dược như húng quế, hương nhu, nhân sâm, nấm linh chi, hoàng kỳ, đông trùng hạ thảo… giúp giảm cortisol và hỗ trợ cơ thể chống lại sự mệt mỏi và căng thẳng.

Dầu cá omega-3: Có hiệu quả trong việc giúp giảm viêm, omega-3 cân bằng tỷ lệ axit béo trong chế độ ăn uống của bạn và hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Vitamin B: Sự thiếu hụt các loại vitamin B khác nhau có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và tâm trạng thất thường. Vitamin B giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành nhiên liệu có thể sử dụng được cho cơ thể, vì vậy việc bổ sung vitamin B tổng hợp sẽ giúp chống lại mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Cũng nên nhớ rằng một số loại thuốc có thể dẫn đến sương mù não, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kích thích, thuốc hỗ trợ giấc ngủ, thuốc chống loạn thần và thuốc huyết áp. Nếu bệnh nhân đang điều trị bệnh lý khác, phải dùng thuốc và nhận thấy những thay đổi trong tâm trạng và năng lượng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp giúp giảm thiểu hội chứng sương mù não”, TS. lương y Phùng Tuấn Giang bày tỏ.

N. Huyền 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !