Vì sao trong khu cách ly ở TPHCM có nhiều ca dương tính?

Trước thông tin về số ca nhiễm trong khu cách ly tại TP.HCM tăng, nghi ngờ nguy cơ lây chéo trong khu cách ly, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM khẳng định các ca dương tính trong khu cách ly đều nhiễm trước đó.

 

 

Mở cửa hàng quán, nới lỏng nhưng người Hà Nội chưa phải lúc 'bung lụa'

Mở cửa hàng quán, nới lỏng nhưng người Hà Nội chưa phải lúc 'bung lụa'

Những ngày nới lỏng đầu tiên của Hà Nội sau đợt dịch thứ tư, hàng quán mở cửa trở lại nhiều người háo hức cùng bạn bè, gia đình đi cafe, ăn sáng, thanh niên đi chơi tắc kẹt đường Hồ Tây. Không ít người có tâm lý 'bung lụa'.

Riêng từ 06 giờ 00 ngày 24/6 đến 06 giờ 00 ngày 25/6, TP.HCM ghi nhận 667 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có những trường hợp được phát hiện từ khu cách ly sau khi tiến hành truy vết ca nhiễm trước đó.

Tính đến hết ngày 27/6, tổng số trường hợp nhiễm phát hiện từ khu cách ly trong đợt dịch thứ 4 là 1.826 (chiếm hơn 70 %) trường hợp, cụ thể: 1.091 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính lần 1 (chiếm tỷ lệ gần 55.8%); 603 có kết quả xét nghiệm dương tính lần 2 (chiếm tỷ lệ 33%); 143 có kết quả xét nghiệm dương tính lần 3 (chiếm tỷ lệ 7.8%); 53 có kết quả xét nghiệm dương tính lần 4 (chiếm tỷ lệ 3%) và 8 trường hợp có kết quả dương tính lần 5 (chiếm tỷ lệ 0,4%).

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành cách ly tập trung các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh theo quy định là 21 ngày và sẽ lấy mẫu xét nghiệm 5 lần vào các ngày: N1, N5, N10, N15, N20. N1 được lấy ngay khi chuyển vào khu cách ly.

Theo quy định của Bộ Y tế là lấy mẫu xét nghiệm 4 lần là: N1, N7, N14, N20. Như vậy, TPHCM đã tăng thêm 1 lần xét nghiệm so với quy định của Bộ Y tế để sớm phát hiện các trường hợp F1 dương tính và chuẩn bị thực hiện thêm xét nghiệm kháng nguyên nhanh xen kẽ giữa các lần làm xét nghiệm RT-PCR để phát hiện sớm hơn nữa.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

55.8% trường hợp phát hiện dương tính lần 1, ngay sau khi được chuyển vào khu cách ly tập trung là những trường hợp đã lây nhiễm trước đó từ các F0. 33% có kết quả xét nghiệm lần 2 dương tính là nhóm được lấy mẫu sau khi vào khu cách ly 5 ngày. Nhóm này có khả năng rất cao nằm trong thời gian ủ bệnh và được phát hiện vào ngày thứ 5 sau khi được cách ly. 7.8% có kết quả xét nghiệm lần 3 sau khi vào khu cách ly 10 ngày. Nhóm này vẫn có khả năng cao là đã lây từ trước và đang trong thời gian ủ bệnh.

Thời gian ủ bệnh hiện nay của SARS-CoV-2 vẫn được ghi nhận là 14 ngày. Tuy nhiên, thực tế vẫn ghi nhận một số trường hợp cách ly tuyệt đối tại khách sạn đã có kết quả dương tính vào ngày thứ 20 (N20). Các xét nghiệm dương tính vào lần N1, N5, N10 vẫn đang nằm trong thời gian ủ bệnh thông thường của vi rút.

Tỷ lệ xét nghiệm dương tính lần 1, 2, 3 theo thống kê từ các ca nhiễm ghi nhận tại khu cách ly là 96.6%. Còn 3.4% còn lại là những trường hợp phát hiện dương tính sau khi người cách ly chung phòng với họ cũng đã dương tính trước đó.

Các trường hợp này có 2 khả năng: họ ủ bệnh lâu hơn thông thường hoặc bị lây nhiễm từ người cách ly cùng phòng. Các điều tra tại các khu cách ly cho thấy, không có sự lây nhiễm chéo giữa các phòng khác nhau trong khu cách ly.

Dù phần lớn số ca bệnh dương tính phát hiện trong khu cách ly thuộc nhóm xét nghiệm lần thứ 1, 2, 3 được cho là lây nhiễm từ trước. Tuy nhiên, cần quan tâm đến việc nhóm này sẽ là nguồn lây cho những người khác trong cùng khu cách ly. Do đó, cần có giải pháp kiểm soát lây nhiễm trong các khu cách ly tập trung.

Về giải pháp hạn chế tối đa lây chéo trong khu cách ly: chỉ tổ chức cách ly tập trung ở các địa điểm mà mỗi phòng cách ly phải có nhà vệ sinh riêng, mỗi phòng chỉ có tối đa 2 giường được xếp đảm bảo khoảng cách 2 mét và có màn che ngăn cách giữa 2 giường. Các đơn vị tổ chức khu cách ly tập trung không chọn trường học, xem xét lựa chọn cách ly tại khách sạn tại địa phương.

Hai người được xếp chung phòng theo nguyên tắc cùng đặc điểm dịch tễ. Phòng cách ly không có máy lạnh và được mở cửa cho thông thoáng. Công tác vệ sinh khử khuẩn các khu vực chung được tăng cường ít nhất 2 lần/ ngày.

Các khu cách ly bắt buộc phải có camera giám sát sự tuân thủ quy định của người cách ly. Thiết lập sóng wifi phục vụ nhu cầu truy cập internet của người cách ly. Truyền thông cho người cách ly nguy cơ lây nhiễm chéo, đeo khẩu trang thường xuyên, tự vệ sinh cá nhân và phòng cách ly, hạn chế tiếp xúc người trong phòng, không giao lưu với các phòng khác.

K.Chi 

 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !