Người bệnh không triệu chứng có dùng thuốc Molnupiravir không?
Thuốc Molnupiravir là một trong 3 thuốc kháng virus được Bộ Y tế cấp phép cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà sử dụng. Đây được coi là thuốc đặc trị Covid-19.
Ngày 17/2, Cục Quản lý dược cho biết đơn vị này đã cấp phép cho 3 loại thuốc gồm: Molravir 400, hàm lượng Molnupiravir 400 mg, dạng viên nang cứng, do Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam sản xuất. Movinavir, hàm lượng 200 mg Molnupiravir, dạng viên nang cứng, do Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar sản xuất. Molnuporavir Stella 400, hàm lượng 400 mg Molnupiravir, dạng viện nang cứng, do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm - chi nhánh 1 sản xuất.
Từ tháng 8/2021, Bộ Y tế triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 điều trị tại nhà.
Molnupiravir có tác dụng giảm tải lượng virus trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ trở nặng và tử vong. Bộ Y tế đã đưa Molnupiravir cùng hai thuốc kháng virus khác là Favipiravir, Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19.
Theo đó, Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp, không sử dụng để dự phòng trước hoặc sau khi mắc Covid-19 hoặc điều trị khởi đầu cho bệnh nhân Covid-19 nhập viện.
Liều dùng là 1.600 mg một ngày, tương đương 4 viên 400 mg hoặc 8 viên 200 mg. Như vậy, một hộp Molnupiravir đủ cho một liệu trình điều trị bệnh nhân F0.
Theo đó thuốc Molnuporavir nội sẽ có giá mềm hơn rất nhiều ước khoảng vài trăm nghìn một hộp.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, với dịch Covid-19 hiện nay thì chúng ta đành phải đeo đẳng theo chúng và hi vọng vào thuốc kháng virus. Thuốc kháng virus là chìa khoá để tiến đến kết thúc đại dịch Covid-19.
Đa số người bệnh mắc Covid-19 đều ở thể nhẹ, không có triệu chứng và được điều trị tại nhà. Đến nay việc cách ly tại nhà giúp bệnh nhân thấy thoải mái nhất, nhanh khỏi bệnh hơn.
Việc F0 điều trị tại nhà thì bắt buộc phải có đủ cơ số thuốc cần và sẵn sàng đưa được bệnh nhân chuyển nặng càng nhanh càng tốt đến bệnh viện. Hiện nay, điều trị tại nhà rất hiệu quả phù hợp với nhu cầu người bệnh, giảm tải cho cơ sở y tế.
Đến nay, thuốc kháng virus được xem là gói thuốc đầu tay kháng virus cho F0. Nhưng do thuốc còn hạn chế trên thị trường nên việc sử dụng thuốc kháng virus được BS Thái khuyến cáo ưu tiên cho người có triệu chứng, người có bệnh nền, người cao tuổi.
Thuốc Monulpiraivr. |
Người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng có nên dùng thuốc kháng virus hay không. BS Thái cho biết trong trường hợp người bệnh không có triệu chứng vẫn có nguy cơ tiến triển nặng lên. Vì vậy, F0 cần dùng thuốc kháng virus cần thiết nhưng do nguồn thuốc còn hạn chế, số thuốc còn ít, khả năng cung ứng chưa thoải mái thì chưa cần. Nếu gia đình được phát thuốc kháng virus nên dành cho người cao tuổi, bệnh nền.
Khi Molnupiravir được cung ứng rộng rãi thì việc người dân tiếp cận thuốc này sẽ dễ dàng hơn thì bạn sẽ dùng thoải mái hơn.
Tác dụng phụ 'đáng gờm' của thuốc kháng virus trị Covid-19
Thuốc kháng virus là thuốc đặc trị Covid-19 và hiện nay nhiều người sẵn sàng chi cả chục triệu đồng mua thuốc kháng virus xách tay để phòng bệnh, nhưng họ không biết được những tác dụng phụ nguy hiểm của các loại thuốc này.
Dùng ở giai đoạn nào?
Tác dụng phụ của Molnupiravir cần kiểm soát chặt chẽ vì sử dụng thuốc này đòi hỏi chúng ta phải chú ý rất nhiều. Thuốc này có trong gói thuốc C.
Hiện nay ở Việt Nam có 3 thuốc kháng virus Favipiravir, Molnupiravir, Remdesivir là thuốc dùng tại viện. Nguyên tắc dùng khi phát hiện nhiễm Covid-19.
BS Thái cũng lưu ý, không phải giai đoạn bệnh nào, người bệnh nào cũng dùng kháng virus.
Bệnh Covid-19 trải qua nhiều giai đoạn, giai đoạn đầu bệnh diễn biến nhẹ, không có triệu chứng, giai đoạn virus nhân lên.
Giai đoạn sau 7 đến 10 ngày cơ thể có đáp ứng viêm chống lại virus và có thể xảy ra viêm nặng, nguy kịch.
Trong 7 đến 10 ngày đầu của bệnh là giai đoạn dành cho điều trị thuốc kháng virus. Từ 7 đến 10 ngày sau dành cho thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh.
Hơn nữa, thuốc Molnupiravir còn có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên được ưu tiên dùng cho người có nguy cơ trở nặng người có nguy cơ cao, rất cao.
Bộ Y tế đã ra hướng dẫn phân mức nguy cơ cao như trên 65 tuổi chưa tiêm vắc xin, có bệnh nền chưa tiêm vắc xin...vì vậy những người này cần được uống thuốc kháng virus khi phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Với người đã tiêm đủ vắc xin đôi khi vẫn nhiễm bệnh và trở nặng nếu bạn có yếu tố bệnh nền. Vì vậy, những người này cũng nên được sử dụng thuốc kháng virus.
Ngoài ra, người từ 50 tuổi trở lên, chưa mắc bệnh lý nền, chưa tiêm vắc xin vẫn là người có nguy cơ trở nặng. Nếu bạn tự phân loại được những thành viên nào của gia đình cần dùng Monulpiravir thì bạn sẽ ưu tiên cho người có nguy cơ hơn.
Khánh Chi
Mới khỏi Covid-19 trước Tết giờ lại tiếp tục '2 vạch', chuyên gia nói gì?
Mắc Covid-19 lần 1 cách đây chưa đầy 2 tháng, một F0 hoang mang hỏi có ai giống tôi không khi mới đây test lại lên 2 vạch.
Trẻ em mắc Covid-19 ở Hà Nội được tiếp nhận, điều trị như thế nào?
Trẻ trên 3 tháng mắc Covid-19 được điều trị tai nhà; tại cơ sở thu dung quận, huyện đối với trẻ không đủ điều kiện điều trị tại nhà; tại bệnh viện đa khoa đối với trẻ có bệnh nền, thể trạng béo phì, trẻ dưới 3 tháng.
F0 không có triệu chứng, phổi vẫn trắng xoá hậu Covid-19
Xơ phổi là bệnh lý nguy hiểm của hậu Covid-19, dù không nhiều nhưng nói tới xơ phổi sau Covid bác sĩ cũng thấy “lo lo”.