Chuyên gia lưu ý người đái tháo đường, thừa cân béo phì khi ăn bánh trung thu
Theo các bác sĩ, người bị đái tháo đường không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn bánh trung thu, mà chỉ cần cân bằng năng lượng vào và năng lượng ra. Nếu kiểm soát được điều đó bạn hoàn toàn có thể thưởng thức được hương vị bánh trung thu.
Khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp phòng dịch, người dân cần đặc biệt lưu ý điểm này
'Khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp phòng dịch thì người nào phải tự bảo vệ người ấy, mỗi người chính là “vùng xanh” của mình chứ không phải cả khu phố là vùng xanh', ông Nguyễn Huy Nga nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Cường – Phòng khám Nội tiết 133 Thái Hà, Hà Nội, khi trung thu cận kề, ông thường xuyên gặp các câu hỏi nhờ tư vấn: Người đái tháo đường ăn bánh trung thu được không, tôi đã lỡ ăn bánh trung thu rồi phải làm sao?, ăn bao nhiêu bánh trung thu là đủ….
Bác sĩ Cường cho rằng khi ăn bánh nướng hay bánh dẻo trong dịp trung thu bạn không cần quá lo lắng ngay kể cả người đang bị đái tháo đường. Chỉ cần nhớ hai nguyên tắc ăn bánh thì cắt bớt thực phẩm khác và tăng thêm luyện tập.
Bạn có thể tính toán năng lượng của chiếc bánh. Trên bao bì một chiếc bánh dẻo, bánh nướng đều có bảng ghi thành phần. Ví dụ bánh nướng nhân thập cẩm 175 gram thì chất bột đường khoảng 97 gram, chất đạm 18 gram, chất béo 31.5 gram, lượng calo khoảng 706 kcal. Nếu bạn ăn ¼ chiếc bánh tương đương 176 kcal. Vậy bạn có thể cắt giảm lượng calo từ các thực phẩm khác.
Bánh nướng nhân đậu xanh 176 gram tương đương 80,6 gram chất bột đường, 19,5 gram đạm, 25,5 gram chất béo, một chiếc bánh tương đường 648 kcal. Bạn ăn ¼ cái bánh tương đương 162 kcal.
Bánh dẻo nhân thập cẩm 170gram tương đương 110 gram chất bột đường, 16,3 gram chất đạm, 6,6 % chất béo, tổng 566 kcal.
Bác sĩ Cường cho biết nếu dùng phương pháp vận động để tiêu thụ lượng calo sau khi ăn thêm ¼ chiếc bánh nướng, bánh dẻo bạn cần phải vận động thêm so với mọi ngày: Lau nhà 1 giờ, đi bộ chậm 45 phút hoặc đi bộ nhanh chừng 35 phút, đi xe đạp 25 phút, hoặc bơi 25 phút.
Ảnh minh hoạ. |
Nếu bạn đã lỡ ăn ½ chiếc thì gấp đôi thời gian vận động trên. Nếu không chọn phương pháp tăng vận động, bạn có thể giảm bớt lượng thức ăn thường quy.
Ví dụ: Ăn thêm ¼ chiếc bánh nướng: bớt đi 1/3 bát cơm và 30gr thịt nửa nạc, nửa mỡ. Ăn thêm ¼ chiếc bánh dẻo: bớt đi 1/3 bát cơm và 30 gr thịt nạc.
Để hiệu chỉnh chính xác hơn lượng ăn thêm/bớt, người bệnh đái tháo đường cần đo đường máu sau khi ăn 1-2 giờ. Nếu chỉ số < 11mmol/l hoặc < 200mg/dl. Bạn yên tâm ăn như vậy.
Nếu chỉ số đường máu cao hơn những tiêu chí trên, bạn bớt thêm chút cơm và thức ăn hoặc vận động thêm chút.
5 lưu ý khi sử dụng bánh trung thu
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng chia sẻ, bánh trung thu mang ý nghĩa rất nhiều và nó không thể thiếu trong dịp trung thu của các gia đình.
TS Hưng cho biết ai cũng có thể ăn bánh nhưng quan trọng là cần biết rõ mình có thể ăn bao nhiêu. Người bị bệnh lý, béo phì cũng ăn được và tính toán cân bằng năng lượng vào là đủ.
Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn... Vỏ của các loại bánh trung thu cũng rất đa dạng tùy thuộc loại bánh truyền thống, bánh hiện đại hay một vài thương hiệu chuyên sản xuất khác,... Cũng giống như vỏ bánh mà nhân bánh cũng đa dạng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen, trứng muối... đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường...
Bánh trung thu không chỉ có độ béo và ngọt rất cao mà còn chứa nhiều năng lượng. Vì vậy, TS Hưng khuyến cáo việc sử dụng bánh trung thu nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và gia đình, đặc biệt với những người thừa cân - béo phì, đái tháo đường, tim mạch, cũng như các bệnh mạn tính khác.
Để có một mùa trung thu an toàn, vui vẻ bên gia đình và người thân, tránh các nguy cơ không tốt cho sức khỏe, người tiêu dùng cần lưu ý:
1. Về hạn sử dụng, sản phẩm phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng, tốt nhất nên sử dụng sản phẩm mới xuất xưởng càng sớm càng tốt.
2. Về nhãn mác, sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng gồm có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản,...
3. Về chất lượng, người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi khác lạ. Không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
4. Về thành phần dinh dưỡng, nên đọc thành phần dinh dưỡng để biết các thông tin về năng lượng, chất béo, chất bột đường,... có trong 1 bánh hay trong 100g bánh.
5. Về số lượng sử dụng, nên ăn miếng nhỏ, ăn ít; đặc biệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với các người bệnh đái tháo đường, tim mạch, thừa cân - béo phì và đang mắc các bệnh mạn tính khác.
K.Chi