Khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp phòng dịch, người dân cần đặc biệt lưu ý điểm này

'Khi Hà Nội nới lỏng các biện pháp phòng dịch thì người nào phải tự bảo vệ người ấy, mỗi người chính là “vùng xanh” của mình chứ không phải cả khu phố là vùng xanh', ông Nguyễn Huy Nga nói.

 

{keywords}
Hà Nội nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mỗi người dân là một "vùng xanh an toàn" 

Chỉ còn 3 ngày nữa (ngày 21/9) Hà Nội kết thúc đợt giãn cách thứ 4. Tại thời điểm hiện nay, Thành phố cũng đã nới lỏng một số dịch vụ ở những quận huyện thuộc vùng xanh an toàn.

Câu hỏi đặt ra là, sau khi hết giãn cách, nới lỏng các dịch vụ người dân cần lưu ý những gì?

Trao đổi với phóng viên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết, tính đến thời điểm này, dịch cơ bản đã được khống chế, với 31 ca tử vong chiếm 1% số ca mắc Covid-19.

Mặc dù Thành phố đã nới lỏng một số biện pháp, mở lại một số dịch vụ nhưng Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng vẫn khuyến cáo tất cả người dân “hết sức lưu ý” ngay cả “khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19” bởi “nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19 vẫn có thể xảy ra”.

“Vì vậy mỗi người dân vẫn phải thực hiện tốt 5K, đặc biệt từng người dân phải hiểu được bệnh này, hiểu cách phòng bệnh và tự phòng bệnh. Trong đó tự bảo vệ chính mình là điều quan trọng nhất”, Phó Giám đốc Nguyễn Đình Hưng cho hay.

Đồng tình với quan điểm này, PGS-TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cũng nhấn mạnh về nguyên tắc “bảo vệ cá nhân là tốt nhất, giãn cách xã hội chỉ là biện pháp chung còn mỗi người tự giãn cách được là tốt nhất. Việc giãn cách đó cộng thêm với tiêm vắc xin là an toàn”.

Hiện nay khi chưa tiêm 2 mũi thì sự cẩn trọng của từng cá nhân là quan trọng vì chúng ta có thể tự phòng được lây nhiễm. Tại sao cứ trông chờ vào Nhà nước, trông chờ vào tập thể mà mỗi cá nhân không tự bảo vệ?.

“Cho nên quan trọng nhất lúc này là tiêm vắc xin đầy đủ 2 mũi, thực hiện nghiêm hành vi bảo vệ cá nhân, người nào phải tự bảo vệ người ấy, mỗi một người chính là “vùng xanh” của mình chứ không phải cả khu phố là vùng xanh”, PGS. TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

Để làm được điều này, theo ông Nga, cần ứng dụng công nghệ thông tin, với mỗi cá nhân nên tự lắng nghe cơ thể, nếu thấy mình có những biểu hiện khác thường trong sức khỏe thì đến bệnh viện khám, xét nghiệm ngay khi có biểu hiện ho, sổ mũi, có triệu chứng cúm…

Đồng thời khi có triệu chứng thì bản thân phải cách ly với người khác. Khi nghi ngờ mình có triệu chứng thì ngay cả khi đã tiêm rồi cũng nên cách ly, giữ khoảng cách ngay tại nơi làm việc cũng như trong gia đình. Đối với các đơn vị có đông người nên định kỳ xét nghiệm toàn thể.

Một lần nữa ông Nga nhấn mạnh các địa phương trong đó có Hà Nội khi mở lại quan trọng nhất là ý thức của mỗi cá nhân.

Nhà nước chủ yếu giám sát dịch tễ chứ không thể xét nghiệm tràn lan được, phải có chuyên gia dự báo được tình hình dịch tễ để lấy mẫu xét nghiệm và khoanh vùng dập dịch ở phạm vi nhỏ, từng gia đình chứ không phải có một trường hợp lại phong tỏa toàn thành phố, toàn quận.

Mà khoanh vùng cũng không phải theo diện tích mà phải theo yếu tố dịch tễ. Phải có sự tham gia của chuyên môn chứ không phải một mình chính quyền làm việc đó.

“Chuyên môn phải tham mưu cụ thể theo bán kính, dọc tuyến phố hay theo nguy cơ vì mỗi nơi lại có đặc thù khác nhau. Ví dụ người bệnh ở trong hẻm chật chội của khu phố cổ lại khác với người sống ở các khu rộng rãi, sinh sống tại nơi có công trình cộng cộng chung nhau khác với các khu đô thị rộng rãi, phố rộng rãi chứ không nên dập khuôn cứ có 1 ca F0 là phân vùng đỏ cả quận, phường.

Điều này nên tính lại. Nên tính toán lại nguy cơ chứ không nên tính theo tỉ lệ phần trăm giảm số ca mắc vì còn phụ thuộc tổng số ca, nếu 1000 ca giảm 1 nửa khác với 2 ca giảm nửa đều là 50%. Vì thế cần có sự sáng tạo linh hoạt ở từng địa phương”, ông Nga phân tích.

Với những người dân Thủ đô sau ngày 21/9 khi đi siêu thị, đi chợ, đến các cửa hàng ăn uống, ông Nga khuyến cáo cần “tự bảo vệ sức khỏe của mình”.

“Vì siêu thị, nơi tập trung ăn uống nguy cơ lây nhiễm rất cao. Tuy hiện nay tỉ lệ tiêm đã cao rồi nhưng còn bao nhiêu trẻ em chưa tiêm, nhiều người dân chưa tiêm nên khi đi vào siêu thị, nơi đông người có thể bị nhiễm.  Hoặc đau ốm vào bệnh viện có thể bị nhiễm nhưng không có triệu chứng, nhưng về lại lây cho trẻ nhỏ trong gia đình”, ông Nga nhấn mạnh. 

Tại sao đã khoanh vùng, cách ly tập trung nửa tháng vẫn xuất hiện các ca mắc Covid-19?

Những ngày gần đây, tại Thanh Xuân vẫn ghi nhận ca mắc Covid-19 mới dù được phát hiện trong khu cách ly tập trung.  Trả lời câu hỏi vì sao lại có “hiện tượng này”, ông Nga cho rằng “có thể lây từ khu cách ly”.

“Vì delta chỉ sau 2 ngày là dương tính rồi, chậm lắm là 5 ngày chứ những người này tiếp xúc từ 31/8, ngày 3/9 đã được đi cách ly tập trung mà để đến 15 ngày sau mới phát hiện dương tính thì có thể là lây nhau, người vào trước lây của người vào sau. Vì thế, nếu áp dụng cách ly tập trung thì mỗi người 1 phòng. Không đảm bảo được ăn ở riêng, không tiếp xúc thì không nên cách ly tập trung.

Hà Nội nên xem xét để F1 cách ly tại nhà - với những nhà có đủ điều kiện về nơi ăn ở sinh hoạt, thậm chí cả F0 không có triệu chứng để y tế phường quận, có trách nhiệm”, ông Nga nhấn mạnh.

 N. Huyền  

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !