Khi nào Việt Nam có thể công bố hết dịch Covid-19?

Các chuyên gia cho rằng hiện số ca mắc Covid-19 đang tăng trở lại, lượng bệnh nhân phải điều trị hồi sức tích cực vẫn còn nên chưa thể “nghỉ ngơi” trong đại dịch này.

Chiều 8/5, tại trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Hà Nội, đại diện WHO và Bộ Y tế đã có thông tin cụ thể sau khi tổ chức này tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu của Covid-19 đã diễn ra hơn 3 năm qua.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO Việt Nam, cho biết dù tuyên bố chấm dứt tình trạng y tế khẩn cấp với dịch Covid-19 nhưng không có nghĩa là nó biến mất, không còn là mối đe dọa mà vẫn hiện hữu trong cộng đồng.

Lý do WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp là vì cơ quan này đánh giá tình trạng thích ứng với Covid-19, số ca mắc, số ca nặng, cần chăm sóc đã giảm. Ngoài ra, cộng đồng đã có miễn dịch tự nhiên do số ca mắc bệnh nhiều.

Tiến sĩ Angela Pratt chia sẻ về tình hình dịch Covid-19. Ảnh: Tuấn Dũng.

Có nên coi Covid-19 như cúm mùa?

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc coi Covid-19 như cúm mùa. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng thứ nhất dù Covid-19 giống cúm mùa nhưng Covid-19 không theo mùa. Cúm mùa thường xảy ra vào mùa đông nhưng Covid-19 lại không. 

Ngoài ra, Covid-19 vẫn là bệnh mới. Con người đã có 4 năm làm quen với căn bệnh này nhưng chúng ta đã có hàng thập kỷ nghiên cứu về cúm. Vì vậy, không thể coi Covid-19 như cúm mùa. 

Hiện tại, Tiến sĩ Angela Pratt cho rằng chúng ta vẫn "chưa thể nghỉ ngơi" vì số ca mắc đang tăng trở lại, người bệnh vẫn cần chăm sóc tích cực. Do đó, Việt Nam cần đề cao cảnh giác và có biện pháp thích hợp với tình hình dịch Covid-19.

Xây dựng kế hoạch ứng phó khi dịch lan rộng, kéo dài

Ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết hiện nay, Bộ Y tế đánh giá nguy cơ vẫn ở mức cao. Hiện số ca mắc và tử vong có giảm trên toàn cầu nhưng từng khu vực vẫn có sự gia tăng. Bản thân virus SARS-CoV-2 vẫn có sự thay đổi. Đầu tháng 4, có khoảng từ 500-600 biến thể phụ của Omicron nhưng đến tháng 5, con số này đã lên tới 900. Do đó, chúng ta không thể chủ quan.

Các chuyên gia chia sẻ thông tin về dịch Covid-19 hiện nay. Ảnh: Phương Thúy.

Đối với tình hình dịch tại Việt Nam, ông Lân cho rằng nước ta đã có chỉ đạo xuyên suốt. Từ tháng 10/2021, Việt Nam đã có thay đổi, chuyển sang chế độ thích ứng với dịch Covid-19. Đặc biệt, Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ vào tháng 3/2022 có kế hoạch phòng chống dịch Covid-19.

Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phòng chống Covid-19 trong tình hình mới, tăng cường giám sát lồng ghép Covid-19 và các bệnh viêm đường hô hấp khác. Trong đó, việc giám sát ngẫu nhiên ở cửa khẩu không mang tính bắt buộc nhưng vẫn đem lại lợi ích trong cộng đồng nên người dân cần phối hợp.

Ông Lân cho rằng Cục Y tế dự phòng cũng xây dựng các kế hoạch đảm bảo trong trường hợp có biến chủng mới, dịch lan rộng và kéo dài. 

Khi nào Việt Nam công bố hết dịch?

Về vấn đề Việt Nam có công bố hết dịch hay không, ông Lân cho rằng chúng ta không còn hạn chế đi lại. Bản chất của SARS-CoV-2 vẫn có thể di chuyển trên những người khỏe mạnh, vượt qua hàng rào hành chính nên phòng chống dịch Covid-19 phải mang tính toàn cầu, không phải vấn đề riêng của một quốc gia, một địa phương. 

Hiện, mỗi ngày Việt Nam có khoảng 2.000 ca bệnh, vẫn còn ca nặng, tử vong và việc chăm sóc hậu Covid-19. Vì vậy, Covid-19 vẫn gây gánh nặng cho hệ thống y tế. Đến nay, ngay cả trong cuộc họp của WHO ngày 5/5, câu hỏi bao giờ đại dịch kết thúc vẫn chưa rõ ràng.

Tại Việt Nam, ông Lân cho rằng Bộ Y tế sẽ tham mưu cho các cơ quan của Chính phủ đưa ra biện pháp phù hợp, linh hoạt, đảm bảo sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết.

Vị lãnh đạo này khuyến cáo trong thời gian tới, chúng ta vẫn cần duy trì 2K, vắc xin, thuốc điều trị, công nghệ và ý thức người dân trong việc phòng, chống Covid-19 lâu dài.

Liên quan tới vấn đề tiêm vắc xin phòng bệnh Covid-19 trong thời gian tới, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết thời gian tới cơ quan này sẽ cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin Covid-19 lồng ghép vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiện vắc xin ở các cơ sở là AstraZeneca.

Bà Hồng khuyến cáo những người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch cần chủ động đăng ký tiêm các mũi vắc xin tăng cường để phòng bệnh. Thậm chí, người đã mắc bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục có mũi tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của WHO.

Phương Thúy

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nam giới ăn tỏi mỗi ngày sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ sau 2 tháng

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !