Khi Đại tá của Hải quân Mỹ nói… tiếng Việt!

Trở lại Đà Nẵng sau gần 6 năm, Đại tá Lê Bá Hùng, Phó Tư lệnh Biên đội tàu khu trục số 7 của Hải quân Hoa Kỳ đã gây ngạc nhiên khi ông nói chuyện bằng tiếng Việt, dù trước đó ông chỉ bập bẹ vài câu!

Từ chuyện 6 năm trước…

Đại tá Lê Bá Hùng, Phó Tư lệnh Biên đội tàu khu trục số 7 thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) của Hải quân Hoa Kỳ hiện đang chỉ huy tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG-62) và tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth (LCS-3) đến thăm Đà Nẵng từ ngày 6 - 10/4.

Khi Đại tá của Hải quân Mỹ nói… tiếng Việt! - ảnh 1

Cuộc "trùng phùng" củaanh Nguyễn Hồng Linh, chuyên viên Phòng Lãnh sự - Việt kiều (chuyên trách về đón tàu hải quân) của Sở Ngoại vụ Đà Nẵng vớiĐại tá Lê Bá Hùng, Phó Tư lệnh Biên đội tàu khu trục số 7 thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) của Hải quân Hoa Kỳ trên cầu cảng Tiên Sa sáng 6/4 (Ảnh: HC)

Sau lễ đón ở cầu cảng Tiên Sa sáng 6/4, Đại tá Lê Bá Hùng đang trên đường trở lại boong tàu USS Fort Worth chuẩn bị cho buổi họp báo thì bất ngờ có một người chạy ào đến nắm tay ông mừng rỡ. Đó là anh Nguyễn Hồng Linh, chuyên viên Phòng Lãnh sự - Việt kiều (chuyên trách về đón tàu hải quân) của Sở Ngoại vụ Đà Nẵng.

Đại tá Lê Bá Hùng nhận ra ngay anh Linh và cũng vồn vã nắm chặt tay anh. Dù chỉ có vài phút nhưng hai người trò chuyện hết sức vui vẻ. Sau đó Nguyễn Hồng Linh cho biết, anh gặp Đại tá Lê Bá Hùng lần đầu tiên vào tháng 11/2009 khi ông là thuyền trưởng chỉ huy tàu khu trục USS Lassen (DDG 82) đến thăm Đà Nẵng.

Đó là chuyến thăm mở đầu cho quan hệ hợp tác giữa Hải quân hai nước Việt – Mỹ bắt đầu từ năm 2010 và đang phát triển nhanh chóng cho đến nay như lời Đại tá Lê Bá Hùng nói tại cuộc họp báo. Tuy nhiên với cá nhân ông, chuyến thăm đó còn có một kỷ niệm rất riêng. Đó là việc ông trở về thăm quê ở TP Huế, nơi ông được sinh ra.

Anh Nguyễn Hồng Linh cho hay, theo quy định tại Nghị định 55 của Chính phủ, các thành viên tàu hải quân nước ngoài chỉ được cấp phép đến thăm và tham gia các hoạt động giao lưu trên địa bàn Đà Nẵng, muốn đi đến các địa phương khác phải xin cấp visa. Tuy nhiên có lẽ do không nắm được quy định này nên Đại tá Lê Bá Hùng lại từ Đà Nẵng về thăm Huế mà không thông báo cho các cơ quan chức năng sở tại.

Vẫn biết việc này vi phạm quy định chung nhưng xét Đại tá Lê Bá Hùng chỉ về thăm quê nên Sở Ngoại vụ Đà Nẵng cùng các cơ quan chức năng đã xử lý linh hoạt trong hoạt động đối ngoại, tạo điều kiện để ông về thăm quê được thuận lợi, đồng thời cũng nhắc nhở để không tạo tiền lệ về sau. Người được Sở Ngoại vụ Đà Nẵng giao xử lý việc này là Nguyễn Hồng Linh. Và đó là lý do để khi gặp lại sau gần 6 năm, anh và Đại tá Lê Bá Hùng có những cái bắt tay thật chặt, thật vồn vã.

Đến chuyện vị Đại tá gốc Việt nói… tiếng Việt!

“Chúng tôi hỏi thăm tình hình sức khỏe, công việc của nhau. Đại tá Lê Bá Hùng nói ổng rất vui khi gặp lại tôi, nhắc chút chuyện cũ rồi cùng cười vui vẻ. Ổng cho biết sắp tới sẽ tiếp tục trở lại Đà Nẵng để tham gia chương trình “Đối tác Thái Bình Dương 2015”. Bây giờ ổng đã là Phó Tư lệnh Biên đội tàu khu trục số 7 nên có vai trò khá lớn và tiếng nói rất có giá trị trong Hải quân Mỹ” – anh Nguyễn Hồng Linh cho biết.

Đặc biệt, Nguyễn Hồng Linh cho hay, nếu cách đây gần 6 năm, Đại tá Lê Bá Hùng chỉ nói với anh được vài câu chào hỏi bằng tiếng Việt thì nay ông hoàn toàn nói chuyện với anh bằng tiếng mẹ đẻ. “Tôi vui lắm. Anh nói được tiếng Việt với tôi như thế, tôi tự hào lắm đó anh Hùng nhé!” – anh Nguyễn Hồng Linh thuật lại lời anh nói với Đại tá Lê Bá Hùng tại cuộc gặp ở cầu cảng Tiên Sa sáng 6/4.

Anh cho biết thêm, tối qua 6/4, tại buổi tiếp tân của Vùng 3 Hải quân, Đại tá Lê Bá Hùng cũng phát biểu một số câu tiếng Việt, cảm ơn Hải quân Việt Nam đã dành cho hai tàu của Hải quân Hoa Kỳ sự đón tiếp nồng hậu và bày tỏ mong muốn hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong thời gian tới.

Trước đó, sáng 6/4, Đại tá Lê Bá Hùng cũng mở đầu cuộc họp báo trên boong tàu USS Fort Worth bằng những câu tiếng Việt: “Xin chào quý vị. Xin cám ơn quý vị đã đến đây hôm nay!”.

Trong những câu tiếng Mỹ phát biểu với báo chí sau đó, ông tiếp tục gây ấn tượng khi đặt tay lên ngực, nói: “Là một công dân Hoa Kỳ, điều làm tôi cảm kích nhiều nhất là có cơ hội được phục vụ cho đất nước mình, cũng như cơ hội mà tôi, một người nhập cư đã nhận được. Bất cứ khi nào Hải quân Hoa Kỳ cử tôi đến công tác tại Việt Nam, tôi thực sự cảm thấy rất cảm kích, vì như tôi đã nói, Việt Nam có một chỗ rất đặc biệt trong trái tim tôi và trái tim của gia đình tôi vì tôi được sinh ra tại Việt Nam!”.

Khi Đại tá của Hải quân Mỹ nói… tiếng Việt! - ảnh 2

Đại tá Lê Bá Hùng mở đầu cuộc họp báo trên boong tàuUSS Fort Worth sáng 6/4 bằng những câu tiếng Việt! (Ảnh: HC)

Đây không phải lần đầu tiên Đại tá Lê Bá Hùng bày tỏ như vậy. Trước đó, trả lời phỏng vấn BBC ngày 9/11/2009 khi chỉ huy tàu khu trục USS Lassen đến thăm Đà Nẵng, Đại tá Lê Bá Hùng cũng từng nêu rõ: “Khi đưa tàu khu trục vào cảng Đà Nẵng, về Việt Nam là mảnh đất nơi tôi sinh ra, tôi cảm thấy tự hào. Và quan trọng hơn là tôi biết rằng cha tôi cũng tự hào. Ông gửi email cho tôi nhiều trước chuyến đi này và ông thấy vui khi tôi là hạm trưởng và hơn nữa là tôi đang ở Việt Nam vào lúc này".

Việt Nam là nơi tôi sinh ra. Tôi tự hào là người Mỹ và tôi cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Tôi luôn ước mơ quay trở lại Việt Nam và rốt cùng đã có cơ hội để về và tôi coi đó là điều rất đặc biệt. Và vào chính lúc này chứ không phải lúc nào khác, tôi muốn trở lại Việt Nam. Lần tới khi trở lại Việt Nam tôi sẽ đưa vợ và các con tôi về để các cháu có thể thấy được nơi tôi lớn lên, ít nhất là 5 năm đầu!”.

Niềm tự hào về nguồn gốc Việt Nam

Có lẽ niềm tự hào về nguồn gốc Việt Nam đã khiến Đại tá Lê Bá Hùng từ chỗ chỉ có thể nói bập bẹ được vài câu chào hỏi bằng tiếng Việt khi lần đầu tiên trở lại Việt Nam cách đây gần 6 năm, nay đã có thể nói chuyện trôi chảy với “cố nhân” Nguyễn Hồng Linh như câu chuyện mà chúng tôi vừa kể ở trên.

Từ chuyện này khiến chúng tôi nhớ lại cuộc gặp nữ diễn viên điện ảnh Việt kiều Lê Thị Hiệp hồi năm 1994 – 1995 sau khi cô đóng thành công vai chính trong bộ phim nổi tiếng “Trời và Đất” (Heaven and Earth) của đạo diễn Oliver Stone và trở về thăm quê ở phường An Hải Đông (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).

Cũng như Đại tá Lê Bá Hùng, Lê Thị Hiệp rời Việt Nam khi còn rất nhỏ nên lúc trở về cô chỉ nói được bập bẹ dăm câu tiếng Việt, dù lúc nào cô cũng tâm sự một cách rất thật là cô rất tự hào mình là con gái Việt Nam. Lần ấy, tôi đã trêu cô, rằng tự hào là con gái Việt Nam mà không nói được tiếng Việt thì… kém quá!

Bẵng đi vài năm, Lê Thị Hiệp trở lại với vai trò thành viên “Tổ chức Đông – Tây hội ngộ” tham gia các hoạt động nhân đạo tại Làng Hy vọng ở Đà Nẵng. Vừa gặp nhau, cô đã rủ tôi đi hát karaoke lúc giữa trưa. Cô giành hát trước và bài đầu tiên cô hát cho tôi nghe là “Bèo dạt mây trôi”.

Hát xong, cô hỏi: “Anh thấy em hát tiếng Việt có đúng không?”. Lúc ấy tôi giật mình nhớ lại lời trêu chọc của mình mấy năm trước. Và nhận ra một điều, có những người con Việt dù xa quê khi còn rất nhỏ nhưng vẫn luôn hun đúc trong tim hai tiếng Việt Nam. Khi có dịp thì những tình cảm tiềm tàng đó lại trỗi dậy, trở thành động lực để họ cùng chung tay góp sức với "cái nôi" nơi mình đã sinh ra.

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !