Kết đắng của ông chủ tập đoàn nổi tiếng từng mạnh miệng 'bóc phốt' cà phê bẩn

Từng là thương hiệu tiếng tăm trên thị trường, nhưng cà phê Thái Hoà dần mất hút do những sai phạm của ông chủ thương hiệu này. Cho đến nay, các ngân hàng vẫn đang vật vã xử lý nợ xấu do công ty gây ra.

 

7 lần rao bán tài sản của ngân hàng

Sau 6 lần rao bán bất thành, Agribank chi nhánh huyện Lạc Sơn, Hoà Bình, vừa thông báo lần 7 về việc bán đấu giá 4 quyền sử dụng đất của Công ty cổ phần cà phê Thái Hoà Hoà Bình. Tổng diện tích đất lên đến gần 75.000m2 nhưng giá khởi điểm chỉ 3,4 tỷ đồng. Các tài sản này gồm:

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên diện tích 22.022m2 thuộc sở hữu của CTCP Cà phê Thái Hoà Hoà Bình, tại xóm Xê 3, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Tài sản đáng kể nhất trên khu đất này là 6.000 cây cà phê.

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên diện tích 24.153m2 thuộc sở hữu của CTCP Cà phê Thái Hoà Hoà Bình, tại xóm Bói, xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đây là rừng trồng cà phê của Công ty nhưng do lâu ngày không được chăm sóc, số cây cà phê còn lại chỉ 30% so với thời điểm thế chấp và đều bị còi cọc, chậm phát triển.

Ngoài hai tài sản nói trên, hai tài sản còn lại do ông Ngô Thanh Hùng, Giám đốc CTCP Cà phê Thái Hoà Hoà Bình đứng tên người sử dụng đất gồm: 24.000m2 đất với tài sản trên đất gồm 9.300 cây cà phê, địa chỉ khu Mùi, xóm Xê 2, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn; 4.454m2 đất với tài sản trên đất gồm 1.700 cây cà phê cũng tại xã Ngọc Lâu, huyện Lương Sơn.

Được biết, CTCP Cà phê Thái Hoà Hoà Bình là một công ty thành viên của CTCP Tập đoàn Cà phê Thái Hoà Việt Nam (Tập đoàn Thái Hoà). Tập đoàn này do ông Nguyễn Văn An (sinh năm 1956) làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, và có tới 15 công ty thành viên như: Thái Hoà Hoà Bình, Thái Hoà Lâm Đồng, Thái Hoà Lào, Thái Hoà Quảng Trị, Thái Hoà Sơn La, Thái Hoà Buôn Ma Thuột, Thái Hoà Nghệ An, Cà phê An Giang,…

Cà Phê Thái Hoà được ông An thành lập vào năm 1996, đến năm 2010 công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn Hà Nội với mã chứng khoán THV. Tuy nhiên, năm 2013, THV bị huỷ niêm yết bắt buộc do lỗ luỹ kế năm 2012 vượt quá vốn điều lệ thực góp.

Trên thị trường cà phê Việt Nam, thương hiệu cà phê Thái Hoà tuy không quá nổi bật nhưng cũng từng được nhiều người biết đến với phân khúc trung bình.

Năm 2016, ông Nguyễn Văn An từng tạo sóng gió trên thị trường cà phê khi “tuyên chiến” với cà phê bẩn bằng tuyên bố: “Cà phê pha trộn rất độc hại, có nhiều hóa chất gây bệnh ung thư” khiến các “tín đồ” cà phê phải rùng mình. 

Thời điểm đó, ông An tuyên bố do đặc tính của người tiêu dùng Việt, họ ưa thích dùng cà phê có 4 đặc điểm “đặc, đắng, sánh, bọt” nên nhằm đáp ứng “gu” của người dùng, các hộ sản xuất thường pha trộn thêm các chất như: chất tạo bọt Sodium Lauryl Sunlfate (Chất này có trong nước rửa chén, dầu gội đầu); bột ngô, bột đậu nành để tạo độ sánh (bản thân ngô và đậu nành đều có nhiều dinh dưỡng nhưng khi rang cháy lại rất nguy hại); hạt cau, thuốc kí ninh để tạo vị đắng (thuốc kí ninh dùng trong điều trị sốt rét); tinh bột ngô, đỗ tương để tạo đặc cho cà phê.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn An, nhà sáng lập thương hiệu cà phê Thái Hoà.

Cái kết đắng của cà phê Thái Hoà

Cũng trong năm đó, chỉ vài tháng sau tuyên bố trên, tháng 10/2016, ông Nguyễn Văn An và vợ là bà Ngô Thị Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thái Hoà, bị khởi tố và bắt giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Số tiền chiếm đoạt lên tới 127,5 tỷ đồng. Năm 2018, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông An 20 năm tù, bà Hạnh 13 năm tù với cùng tội danh.

Thực tế, ngay từ năm 2010, thời điểm niêm yết cổ phiếu, Tập đoàn Thái Hoà đã lâm vào tình trạng khó khăn, vay nợ nhiều ngân hàng và không có khả năng trả nợ.

Tại thời điểm 31/3/2016, Tập đoàn Thái Hòa còn dư nợ tại nhiều ngân hàng như Agribank 244 tỷ đồng, VDB 230 tỷ đồng, SHB hơn 143 tỷ đồng, MSB hơn 60 tỷ đồng, VIB 48 tỷ đồng. Tổng cộng các khoản nợ lên tới hơn 726 tỷ đồng.

Tại Vietcombank, Tập đoàn Thái Hòa được cấp hạn mức 200 tỷ đồng. Do hoạt động kinh doanh khó khăn, không có tiền để trả nợ, Chủ tịch Nguyễn Văn An tiếp tục đề nghị ngân hàng cho vay vốn với lý do thu mua cà phê xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, vợ chồng ông An dùng tiền vay được để đáo nợ ngân hàng.

Để được ngân hàng cho vay vốn, ông An và vợ chỉ đạo cấp dưới, đồng thời trực tiếp lập khống nhiều tài liệu trong hồ sơ đề nghị vay tiền. Trong đó, có các hợp đồng kinh tế giả tạo, hóa đơn giá trị gia tăng khống và phương án kinh doanh “ảo”.

Công ty Thái Hòa đã ký 4 hợp đồng tín dụng với ngân hàng, tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm (2 tỷ đồng), tài sản trên đất ở Đồng Nai, cổ phần của CTCP Cà phê An Giang...

Tổng cộng, ngân hàng đã 21 lần giải ngân cho Tập đoàn Thái Hòa cùng các doanh nghiệp liên quan, với tổng số tiền hơn 184 tỷ đồng. Số tiền này được sử dụng để trả nợ cho Vietcombank (156 tỷ đồng) và một số ngân hàng khác (22 tỷ đồng).

Thái Hòa đã xử lý tài sản thế chấp là sổ tiết kiệm để trả nợ ngân hàng. Các tài sản khác vẫn đang được thế chấp có giá trị hơn 57 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định, ông An và vợ còn chiếm đoạt 127,5 tỷ đồng và nợ lãi hơn 92 tỷ đồng.

Toàn bộ tài sản của tập đoàn và các đơn vị thành viên đều đã được đưa vào làm tài sản thế chấp cho các ngân hàng. Từ đó đến nay các ngân hàng lần lượt bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu. Tuy nhiên, việc Agribank chi nhánh Lạc Thuỷ đang cố gắng bán 4 tài sản nói trên của Công ty Thái Hoà Hoà Bình là một trong số đó.

Ngân Giang

Chủ chuỗi 50 nhà hàng Nhật nổi tiếng bị ngân hàng rao bán ô tô, làn sóng đóng cửa nhà hàng sang xịn chưa dừng

Chủ chuỗi 50 nhà hàng Nhật nổi tiếng bị ngân hàng rao bán ô tô, làn sóng đóng cửa nhà hàng sang xịn chưa dừng

VietinBank vừa rao bán một xe ô tô con 5 chỗ, là tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của Công ty SHC Việt Nam - sở hữu trên 50 nhà hàng khắp cả nước. Khó khăn sau dịch khiến làn sóng các nhà hàng 'sang xịn' cũng lao đao

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.