Israel ra mắt tên lửa hành trình thế hệ thứ 5 Sea Breaker

Israel đang phát triển tên lửa thế hệ thứ 5, nhấn mạnh vào khả năng hành trình, tấn công thông minh.

Công ty Các hệ thống phòng thủ tiên tiến Rafael của Israel mới đây đã ra mắt hệ thống tên lửa hành trình tầm xa, dẫn đường chính xác thế hệ thứ 5 "Sea Breaker" (kẻ phá hoại trên biển), hệ thống này có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu có giá trị trên biển và trên bộ từ bên ngoài khu vực phòng thủ.

{keywords}
Tên lửa hành trình thế hệ 5 Sea Breaker của Israel. Nguồn: Sina.

Sea Breaker sử dụng động cơ turbin phản lực và thiết bị đẩy sử dụng nhiên liệu rắn để bay ở tốc độ cận âm với tầm bắn 300 km. Hệ thống tên lửa tích hợp đầu dò hình ảnh hồng ngoại tiên tiến, có thể tấn công các mục tiêu cố định/di động trong môi trường chống tiếp cận/xâm nhập khu vực.

Hệ thống này có thể được phóng từ các bệ phóng trên biển như tàu Hộ vệ hay tàu tuần dương hoặc tàu khu trục nhỏ, kể cả chiến hạm trọng tải nhỏ dưới 100 tấn. Loại đối đất có thể phóng bằng bệ phóng trên đất liền "Spyder" có khả năng cơ động cao, có thể mang 6 tên lửa Sea Breaker.

Sea Breaker sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và thuật toán học sâu (Deep learning), có thể phối cảnh dựa trên công nghệ Big data, bắt mục tiêu tự động hoàn toàn (ATA) và nhận dạng mục tiêu tự động (ATR), đồng thời có thể bí mật vượt qua nhiều địa hình khác nhau trong môi trường phức tạp và xác định chính xác mục tiêu.

Tên lửa có khả năng đánh giá thiệt hại chiến trường và khả năng tấn công giữa chừng khi đang phi hành (BDA). Ngoài ra, tên lửa có thẻ căn cứ theo điểm đến, góc phương vị, góc va chạm và điểm ngắ mục tiêu để lựa chọn vị trí và thời gian tấn công, có thể tấn công đồng bộ, đa hướng.

Tên lửa có khả năng miễn nhiễm và chống can thiệp mô-đun điều khiển động cơ (ECM). Cấu hình nhiệm vụ có thể thực hiện việc lướt trên biển và vượt địa hình sau khi bay trên mặt đất ở độ cao thấp, giúp cải thiện đáng kể khả năng tác chiến trong môi trường điện từ phức tạp. Tên lửa có thể được sử dụng trong môi trường từ chối chiến đấu GPS/GPSS, hoạt động 24/24 trong mọi điều kiện thời tiết.

Sea Breaker được thiết kế nhỏ gọn, đường kính khoảng 350 mm, dài dưới 4 mét, trọng lượng dưới 400 kg. Cấu trúc của thân tên lửa đã được tối ưu hóa về mặt khí động học, bộ phận phá trước được thiết kế theo kiểu bất quy tắc và cửa sổ dẫn đường ở phần đầu sử dụng thiết kế đa giác, đuôi của thân tên lửa có hình trụ, giúp giảm lực cản không khí đồng thời giảm diện tích phản xạ radar.

Cửa hút khí của tên lửa được thiết kế lõm vào và bố trí dưới thân tên lửa nhằm nâng cao khả năng tàng hình. Sea Breaker được trang bị đầu đạn đa chức năng nặng 113 kg, khả năng sát thương của tên lửa này đủ để phá hủy một tàu khu trục nhỏ.

Tên lửa này được xem là vũ khí chống hạm thế hệ thứ 5, được coi là vũ khí đa năng, có khả năng mang lại khả năng sát thương hiệu quả cao trong vai trò của tên lửa chống hạm, tấn công đất liền, phòng thủ bờ biển và tên lửa hành trình đất đối đất. Hiện giá của tên lửa hành trình mới này chưa được xác định.

Giám đốc điều hành của Rafael Yoav Har Even nhấn mạnh, tên lửa mới không thể bị chặn, và đường bay của nó không thể bị gián đoạn. Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu di động, cũng như đóng vai trò là vũ khí chống lại tình huống Standoff (đối đầu) từ khoảng cách xa.

Theo Har Even, các nỗ lực phát triển tiếp thị Sea Breaker trước tiên sẽ nhắm mục tiêu đến các khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới. Hiện, tên lửa Sea Breaker đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng và sẵn sàng để giới thiệu cho khách hàng trong thời gian tới.

Việc tích hợp với hệ thống phòng không Spyder khiến chúng được xem như một vũ khí chống hạm ven biển. Điều này trở nên hấp dẫn đối với các quốc gia có hệ thống phòng không Spyder như Philippines, Singapore và Việt Nam.

Từ sự phát triển của hệ thống tên lửa thế hệ thứ 5 của Israel, có thể thấy rằng sự phát triển của tên lửa hành trình thế hệ tiếp theo áp dụng các công nghệ tiên tiến như nhận thức thông minh, nhận dạng thông minh và ra quyết định thông minh, thể hiện rõ các đặc điểm của công nghệ AI. Ngoài ra, tên lửa cũng được trang bị các cảm biến đa chức năng để đạt được khả năng tác chiến trong môi trường chiến trường phức tạp mới.

Siêu UAV Dực Long khắc phục hậu quả mưa lớn ở Hà Nam, Trung Quốc

Siêu UAV Dực Long khắc phục hậu quả mưa lớn ở Hà Nam, Trung Quốc

Bắc Kinh đã xuất động siêu UAV Dực Long tham gia cứu trợ, khắc phục hậu quả mưa lớn gây lụt lội nghiêm trọng tại tỉnh Hà Nam/Trung Quốc.

Đức Trí (lược dịch)

Israel công bố video cận chiến với chiến binh Hamas tại Gaza

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã giao tranh với các chiến binh Hamas trong khuôn viên một trường học ở khu phố Shejaia của thành phố Gaza.

Nga làm chủ chiến trường nhờ vô số thiết bị công nghệ di động chống UAV hiện đại

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã cho thấy UAV đang trở thành loại vũ khí đáng sợ. Để đối phó, Nga phải nhờ đến các thiết bị chống UAV di động hiện đại trên chiến trường.

Video binh sĩ Ukraine tới Ba Lan diễn tập tác chiến giữa mùa đông khắc nghiệt

Các binh sĩ Ukraine được đào tạo tác chiến trong chiến hào ở Ba Lan dưới trời đầy tuyết, chỉ vài ngày trước khi họ được đưa trở lại tiền tuyến.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV trinh sát của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các lính dù nước này bắn hạ máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Video thiết giáp Ukraine sống sót sau đòn tập kích trực diện từ tên lửa Nga

Dưới đây là khoảnh khắc thiết giáp Braley trong biên chế quân đội Ukraine sống sót sau đòn đánh trực diện từ tên lửa chống tăng của Nga.

Video pháo binh Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga ở Kherson

Lực lượng pháo binh của Ukraine đã bắn nổ hệ thống phòng không SA-8 Gecko và pháo tự hành 2S7 Pion của Nga tại vùng Kherson.

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Sở hữu tên lửa ATACMS của Mỹ, vì sao Ukraine vẫn lo sợ trực thăng Ka-52 Nga?

Trực thăng ‘Cá sấu’ Ka-52 của Nga hiện vẫn là mối đe dọa đối với quân đội Ukraine, dù Kiev đã có trong tay hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ.

Video tên lửa HIMARS của Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) để bắn nổ một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga tại vùng Kherson.

Đang cập nhật dữ liệu !