Iran sẽ cư xử ra sao với Mỹ trong tương lai?

Theo chuyên gia Sina Azodi từ Đại học GeorgeWashington, sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được kí kết, có 3 khả năng xảy ra cho tương lai quan hệ Mỹ - Iran.

Cho đến thời điểm hiện tại, quan hệ Mỹ - Iran vẫn là một bài toán nan giải chưa có đáp án. Iran và Mỹ đã chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao trong vòng 38 năm. Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) được ký kết giữa Iran và nhóm P5+1 (5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an và Đức) là thỏa thuận chính thức đầu tiên giữa Iran và Mỹ kể từ năm 1979. JCPOA ra đời đã tạo ra một không khí tích cực cho tương lai hai nước, tuy nhiên kỳ vọng về một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước vẫn là một câu hỏi dường như rất khó tìm câu trả lời. Sự thật là từ khi thỏa thuận hạt nhân bắt đầu được thực thi từ tháng 2/2016 đến nay, đã không có một sự chuyển biến rõ rệt nào về ngoại giao diễn ra giữa hai nước.

Iran sẽ cư xử ra sao với Mỹ trong tương lai? - ảnh 1

Chuyên gia Sina Azodi trong bài đăng trên tạp chí The Diplomat đã đưa ra dự báo về tương lai quan hệ Mỹ- Iran trên 3 kịch bản khác nhau, nhưng dường như kịch bản khả thi nhất đó là hai nước vẫn giữ nguyên mức độ quan hệ như hiện tại và có thể sẽ hợp tác với nhau trên một số lĩnh vực cụ thể. Để tránh xảy ra mâu thuẫn, cả Iran và Mỹ đều phải tiếp tục thực thi một cách nghiêm túc các điều khoản của JCPOA, đồng thời duy trì một kênh liên lạc trực tiếp giữa hai bên.

Kịch bản 1: Khôi phục lại quan hệ ngoại giao

Một trong những di sản chính sách đối ngoại dưới thời của Tổng thống Obama đó là khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Cuba năm 2015. Ông cũng đã từng có nỗ lực tương tự trong cách tiếp cận với Iran, khi vào thời điểm năm 2009, Tổng thống Obama đã trực tiếp kêu gọi các nhà lãnh đạo Iran thiết lập cuộc đối thoại giữa hai nước. Tuy nhiên, không được thuận lợi như trong đàm phán với Cuba, nỗ lực của Tổng thống Obama ở Iran đã nhanh chóng bị bác bỏ bởi nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Khamenei của Iran-  người có tiếng nói quyết định đến các vấn đề ngoại giao quan trọng ở Iran. Trong và sau khi thỏa thuận hạt nhân được thực thi, Khamenei đã thể hiện rõ quan điểm không muốn mở rộng tương tác Iran- Mỹ sau các cuộc đàm phán hạt nhân.

Theo Sina Azodi, có một vài lý do giải thích cho sự lưỡng lự của Khamenei trong việc thiết lập đối thoại với phía Mỹ. Thứ nhất,vị lãnh đạo cao tuổi này có lẽ muốn để lại vấn đề khôi phục quan hệ với Mỹ cho người kế nhiệm mình. Là một bằng hữu tin cậy với Ayatollah Ruhollah Khomeini, người khởi xướng cuộc Cách mạng Hồi giáo, Khamenei có lẽ không muốn phải dính líu trách nhiệm đến việc khôi phục quan hệ với “con quỷ Satan- Mỹ”, bởi lẽ điều này sẽ ảnh hưởng đến vị thế lãnh đạo cách mạng của bản thân Khamenei.

Hơn nữa, Ayatollah Khamenei luôn tin rằng phương Tây, và đặc biệt là Mỹ đang kiên quyết dùng sức mạnh mềm để lật đổ chế độ hiện tại và tranh giành ảnh hưởng ở Iran. Theo quan điểm của Khamenei, bình thường hóa quan hệ với Mỹ sẽ tạo tiền đề cho “chất độc” của văn hóa phương Tây thâm nhập và làm suy yếu cách mạng ở Iran, Khamenei thậm chí đã cho lập ra một trang web dành riêng cho giới trẻ, tầng lớp mà theo ông sẽ là mục tiêu chính của “sự xâm lược văn hóa”. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng nếu Iran chấp nhận “nhẫn nhịn” áp lực từ Mỹ trên bất kỳ một vấn đề nào (như nhân quyền,…), thì Mỹ chắc chắn sẽ tạo ra nhiều “cái cớ” khác để gia tăng áp lực lên Iran nhằm làm suy yếu thể chế, và thậm chí là thay thế bằng một chính phủ “tay sai” mới cho Mỹ.

Kịch bản 2: Duy trì mức độ quan hệ như hiện nay

Để tránh xảy ra các căng thẳng chính trị bất lợi, Iran dường như sẽ tiếp tục duy trì quan hệ với Mỹ như ở thời điểm hiện tại, và có lẽ sẽ chỉ hợp tác trên từng vấn đề cụ thể một cách không chính thức, trên cơ sở lợi ích chung của hai bên. Chính quyền của Tổng thống Hassan Rouhani sẽ chẳng nhận được lợi ích gì nếu xảy ra căng thẳng với Mỹ, đặc biệt là từ khi JCPOA được thực thi. Việc thả tự do cho các thủy thủ Mỹ vô tình đi vào vùng biển chủ quyền của Iran một cách nhanh chóng là một bằng chứng rõ ràng rằng Iran không hề muốn xung đột với Mỹ. Trong bối cảnh khi mà khu vực này rất nhạy cảm, bản thân Mỹ cũng không mong làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực vịnh Péc- xích. Thay vào đó, Mỹ có lẽ sẽ chờ đợi những hành động khiêu khích và đe dọa đến lợi ích của Mỹ như chương trình tên lửa đạn đạo hay hành động của Iran ở Syria và Yemen. Mặt khác, Iran lại xem sự hiện diện của Mỹ ở vịnh Péc-xích như một mối đe dọa an ninh nghiêm trọng.

Dù còn tồn tại nhiều khác biệt đó, tuy nhiên vẫn còn những cơ hội hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên. Điển hình như việc tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đều là mối quan tâm hàng đầu của cả Iran và Mỹ. Mặc dù hai nước đã từ chối hợp tác chính thức trong cuộc chiến chống IS, nhưng những báo cáo không chính thức đã cho thấy rằng dường như Iran đang hợp tác với Mỹ trong các chiến dịch ở Iraq. Gần đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thậm chí đã tuyên bố rằng những hoạt động của Iran (chống lại IS) ở Iraq là rất hiệu quả.

Trong bối cảnh mà căng thẳng đang dâng cao ở khu vực cũng như khả năng nhầm lẫn đáng tiếc giữa các bên luôn hiện hữu, thì một đường dây liên lạc trực tiếp giữa các quan chức cấp cao thực sự rất cần thiết. Ở thời điểm hiện tại, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Iran Javad Zarif và người đồng cấp John Kerry thường xuyên liên lạc qua email. Điều này đã chứng tỏ hiệu quả trong vụ trao trả nhanh chóng các thủy thủ Mỹ, khi mà John Kerry có thể ngay lập tức liên lạc được với người đồng cấp từ phía Iran.

Kịch bản 3: JCPOA đỗ vỡ và quan hệ Mỹ- Iran rơi vào bế tắc

Trong kịch bản này, JCPOA sẽ không còn tác dụng và quan hệ hai nước sẽ rơi vào căng thẳng hơn bao giờ hết. Mâu thuẫn có thể gia tăng nếu như một trong hai bên tiến hành các hành động trả đũa. Iran có thể chối bỏ nghĩa vụ của mình với JCPOA và tái khởi động chương trình hạt nhân. Còn Mỹ lúc đó sẽ áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt liên quan đến hạt nhân. Tình hình lúc này có lẽ sẽ trở lại như thời điểm trước khi ký kết thỏa thuận hạt nhân.

Để tránh kịch bản xấu này xảy ra, cả hai nước thực sự cần thiết tuân thủ nghĩa vụ của mình với JCPOA. Mỹ nên thúc đẩy việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hợp tác kinh tế với Iran. Về phía Iran, vào nhiệm kỳ thứ hai sắp tới của Tổng thống Rouhani, bên cạnh sự chi phối nhất định của lãnh tụ Ayatollah Khamenei, thì nên đảm bảo chắc chắn rằng thỏa thuận hạt nhân sẽ được thực thi trong vòng 4 năm tiếp theo.

Khi mà thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của ông Obama đang đến gần thì việc Tổng thống Mỹ tiếp theo có tiếp tục thực thi thỏa thuận hạt nhân hay không là điều rất quan trọng. Cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới sẽ có tác động rất lớn đến tương lai của JCPOA. Trong khi ứng cử viên Đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Cliton cam kết ủng hộ thỏa thuận, thì ứng cử viên từ Đảng Cộng Hòa, tỷ phú Donald Trump đã thề sẽ bãi bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran một khi đắc cử.

JCPOA mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng cũng đã cho thấy rằng những vấn đề dù rất nan giải cũng có thế được giải quyết thông qua giải pháp ngoại giao và đối thoại. Tuy nhiên, theo quan điểm của chuyên gia Sina Azodi, thì ở Iran, lãnh tụ Ayatollah Khamenei vốn ủng hộ thỏa thuận hạt nhân, đã thể hiện quan điểm phản đối thiết lập đối thoại toàn diện với Mỹ. Do đó, bất kỳ sự chuyển biến đáng kể nào vào thời điểm hiện tại trong quan hệ Mỹ- Iran dường như sẽ rất khó xảy ra.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ The Diplomat - một tạp chí chuyên thông tin, bình luận về các vấn đề chính trị, xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hồng Sơn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !