Huyện đảo Phú Quý; Miền đất của thanh bình

Điều quan trọng hơn hết cho sự phát triển trên hải đảo còn là con đường giao thông huyết mạch tới đất liền. Con đường độc đạo này được dành riêng cho sóng nước muôn trùng.

 Là một đảo tiền tiêu xa nhất của miền Trung cách đất liền đến 120km, huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận nằm giữa lòng biển với thế đất khá bằng phẳng trong màu xanh cây cối rộng khắp, khiến du khách đến đảo phải ngạc nhiên, thích thú với hình ảnh của một viên ngọc bích điểm xuyết giữa biển khơi.

Về điều kiện tự nhiên thì đảo chính có diện tích 16km2 gồm ba xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh, dân số đến 27.700 người. Trên đảo có hai hòn núi nhỏ nằm về phía Bắc là núi Cấm và núi Cao Cát. Chung quanh đảo còn có 10 hòn lân cận, trong đó Hòn Tranh lớn nhất rộng 2,8km2 chỉ cách cảng Phú Quý 600m, đang đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam.

Huyện đảo Phú Quý; Miền đất của thanh bình - ảnh 1

Đảo Phú Quý


Phú Quý khi xưa còn có tên gọi là Cù lao Thu, Cù lao Khoai Xứ... Thuở sơ khai, nơi đây đã có người xưa từng tồn tại, dấu tích còn để lại trong các lớp đá quánh như rìu, bôn và cả những chiếc vòng đeo tay bằng đá với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo, phù hợp với những giai thoại được lưu truyền về giống người "Thượng" từng sinh sống nơi đây bằng nghề hái lượm và đánh bắt cá ven biển. Về sau người dân trong đất liền đã đến đảo, người Chăm cũng có mặt với sự tích công chúa Bàn Tranh bị vua Chăm bắt đi đày mà đền thờ của bà vẫn đang tồn tại, nhiều người thất cơ lỡ vận, tội đồ, một số ít quan quân nhà Minh bại trận bỏ xứ lưu lạc… cũng tìm đến đây sinh sống. Kể từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), dân số bấy giờ tuy chưa đông cũng thành lập được 14 làng và 1 ấp. Thời đó, mỗi làng hình thành trên cơ sở từng nhóm ngư dân lập nghiệp, ít nhất cũng phải từ 10 đến 12 tráng đinh trở lên...

Viên ngọc bích giữa biển

Đoàn đến thăm Phú Quý được tiếp xúc với UBND huyện đảo, gặp gỡ đơn vị biên phòng, thăm các nơi cần tìm hiểu cùng những danh thắng vốn có... tất cả khái quát lên trước mắt bức tranh về bản lĩnh sống, lập nghiệp tuyệt vời của con người nơi vùng đất đầu sóng ngọn gió nầy. Đó là sự vững tâm, kiên trì bám trụ để làm nên sự sung túc mưu cầu hạnh phúc chân chính cho mình; họ phải khắc phục, đứng trên mọi thách thức gian khổ để chiến thắng chúng, đó là kỹ năng được trui luyện qua bao thế hệ để con người hải đảo hiện thực hóa cõi quê hương đẹp đẽ hôm nay.

Chính sức mạnh của tình quân dân gắn bó, giữ vững an ninh trật tự xây dựng quê hương đạt nhiều bước tiến ổn định vững chắc, cùng với bao nỗ lực không ngừng nghỉ, đó lại là nét sáng mà UBND huyện đảo Phú Quý đã đạt được thành quả sau 35 năm kiên trì xây dựng quê hương.

Đặt chân lên đảo, du khách bắt gặp màu xanh bạt ngàn hồn nhiên của cây lá, ngự trị bên cạnh những con đường ngay trong thị trấn. Một thảm thực vật xanh đong đầy sức sống, đối kháng quyết liệt với cảnh biển trời lộng gió khắc nghiệt chung quanh. Bây giờ đa phần thực vật ấy là cây tạp hoang dã, nhưng có người khách đã mạnh dạn “nhìn thấu tương lai” khi kết luận “chúng sẽ là hệ thống vườn sinh thái hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đổ xô đến cho mà xem”.

Còn những con đường phố trải nhựa sạch đẹp, có dải phân cách chỉnh tề, những dãy phố lầu san sát xinh đẹp ngự trị hồn nhiên trong thị trấn, những nhà bê tông lớn nhỏ dẫy đầy, các kiến trúc khác thì còn đang lục tục thi công khắp nơi… Các trường học xây cất khang trang có đủ các cấp, thu hút đến 7.500 học sinh, nhà văn hóa, bệnh viện, cơ quan chính quyền, doanh trại… tất cả hiển nhiên chứng minh rằng hải đảo đang là miền đất thanh bình thịnh vượng, cho dù nơi đây từng nổi tiếng là “miền đất với một thời gian dài đã sống bởi điều kiện khép kín, tự cung tự cấp với những hoạt động kinh tế như trồng trọt, đánh bắt hải sản, một số ngành nghề thủ công như dệt vải, đan võng, ép dầu... trong đó, ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo”.

…bỏ ngỏ những tiềm năng du lịch

Thế mạnh của Phú Quý còn là tiềm năng du lịch với nhiều mảng thu hút mạnh như cảnh thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch khám phá mạo hiểm với những điểm nổi tiếng: Hòn Tranh, Vịnh Triều Dương, Ghềnh Hang, Mộ Thầy, Chùa Linh Sơn, Hải đăng…. Khách đến còn mục kích danh mục những món ăn đặc sản thuộc hàng siêu đẳng với hải sâm, da cá Mú Bông, cua Huỳnh Đế, ốc Vú Nàng…

Tuy nhiên đến nay, những tiềm năng du lịch đó vẫn chưa được khơi dậy, chưa thể khởi động tích cực để giành thị phần cho một ngành công nghiệp không khói trên đảo.

...với những khó khăn còn đó...

Ở Phú Quý, kinh tế biển thực sự đóng vai trò chủ đạo trong cuộc sống với đội tàu đến 1.274 chiếc tập trung 4.968 lao động, trong đó có 167 tàu đánh bắt xa bờ khai thác các ngư trường Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc... Có điều là thiếu những cơ sở chế biến lớn tại địa phương nên phần nhiều sản phẩm cá đánh được đều xuất bán đến các nơi khác, do đó đảo cũng chẳng hưởng được bao nhiêu lợi nhuận về giá trị gia tăng.
Nhưng đó không phải là trường hợp ngoại lệ mà nhiều ngành sản xuất khác cũng chẳng dám đầu tư cơ sở sản xuất ở Phú Quý chỉ e có lỗ chứ chẳng thể có lãi. Tất cả chung quy vì hải đảo đang thiếu nguồn điện lưới quốc gia. Hiện tại, nguồn điện trông nhờ vào nhiệt điện qua hệ thống máy nổ và điện gió, nên giá khá đắt lại thiếu thốn. Đó là nỗi bức xúc cho nhu cầu phát triển, nhưng xem ra việc quy hoạch đầu tư khai thác điện cũng lại có vấn đề ách tắc từ lâu giữa các cơ quan chủ quản, hãy còn quá nhiều quan điểm nhiêu khê giữa các bên nên trên đảo mỗi ngày chỉ được cấp điện từ 7g30 đến 20g30 mà thôi.

Từ Phan Thiết để ra đảo Phú Quý, khách phải ngồi tàu thủy ít nhất là 6 giờ đồng hồ chen chúc khoảng không gian của “cá mòi hộp”. Hiện tại có 4 con tàu chở khách và hàng hóa, trong đó 2 tàu là quốc doanh, 2 chiếc hợp tác xã. Nhưng hình như lúc nào tàu cũng luôn quá tải, tốc độ chậm và thất thường. Do đó chẳng thể biết trước vài ba ngày khi nào tàu sẽ xuất bến. Ngoài lý do máy móc, thời tiết bất lợi, điều kiện an toàn trên biển... thì cái bệnh thất thường đã thành căn khó chữa, bởi có những nhà đầu tư khác quyết tâm bỏ vốn làm tàu cao tốc để vận chuyển nhanh nhưng hạn cuối qua từ lâu mà tàu vẫn còn trong “vòng bí mật...”.

Những phương tiện khác di chuyển nhanh ra đảo như phi cơ, tàu cánh ngầm, tàu vận tải lớn… tất cả đều khả thi nhưng cần có sự đầu tư cao để làm phi trường, làm cầu cảng... nhưng nguồn đầu tư chưa thực sự có nên chúng vẫn còn nằm trong dự kiến quy hoạch.

Con đường thông thương luôn ách tắc thì khỏi nói đến phát triển du lịch, khỏi nói đến thu hút đầu tư, cũng chẳng thể quảng bá hình ảnh hải đảo cho dù thực sự là một hòn ngọc giữa biển khơi.


Lê Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !