"Hôn nhân” ngân hàng và công ty tài chính: Điều gì sẽ đến?

“Nhìn vào tốc độ hình thành rất nhanh các kênh tài chính tiêu dùng trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt công ty tài chính đã cho thấy xu thế tất yếu và tiềm năng phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng”,

Đó là nhận định của TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế nhận định.

Tiềm năng phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng rất lớn

Bình luận của ông Phong được minh chứng rõ nét khi những năm gần đây thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam liên tục chứng kiến sự ra đời của hàng loạt công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Phần lớn các công ty này đều bắt nguồn từ các cuộc “hôn nhân” giữa ngân hàng và công ty tài chính, mà đối tượng hướng tới chủ yếu là nhóm khách hàng dưới chuẩn, vốn khó tiếp cận các khoản vay ngân hàng.

Điển hình, thông tin đang được giới đầu tư thị trường tài chính và dư luận hết sức quan tâm trong những ngày gần đây chính là việc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) mua lại Công ty Tài chính Cổ phần Sông Đà (CDFC). Kết quả của cuộc hôn phối này là sự ra đời công ty con có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trực thuộc MB với tên gọi: Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Tiêu dùng Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Với việc Đại hội cổ đông bất thường của MB diễn ra ngày 6/10/2015 để thông qua giao dịch sáp nhập này, MB là ngân hàng tiếp theo tham gia vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng bằng hình thức liên kết, sáp nhập để thành lập một công ty tài chính. Lý do để MB tham gia vào sân chơi này là do nhận thấy trong 10 năm qua thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng và dự báo sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai, với mức tăng bình quân từ 20-30%/năm cho tới năm 2019. Cuộc “hôn phối” giữa MB và CDFC  nhằm mục đích khai thác tiềm năng lớn của thị trường tài chính tiêu dùng và hiện thực hóa chiến lược phát triển mảng tín dụng tiêu dùng chuyên biệt.

“SDFC phù hợp với các tiêu chí lựa chọn của MB. Việc lựa chọn SDFC để sáp nhập vào MB cũng là do qua quá trình là cổ đông sáng lập SDFC, MB nắm rõ tình hình hoạt động của công ty này và có sự đồng thuận của các cổ đông còn lại trong quá trình triển khai sau sáp nhập”,đại diện của ngân hàng MBlý giải về việc lựa chọn SDFC.

Về phía SDFC, sau 7 năm hoạt động, công ty này có nhu cầu mở rộng và thực hiện tái cơ cấu để đảm bảo phát triển hiệu quả.Đó là điều kiện cần và đủ để MB tham gia tái cơ cấu SDFC và thông qua đó, thành lập công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc MB.

Việc các ngân hàng mua lại hoặc thành lập mới công ty tài chính đang cho thấy xu hướng mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng.Khai thông cho xu hướng này, đó là văn bản số 5342/NHNN-TTGSNH của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 24/07/2014, trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn thiện hoạt động cấp tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và phát triển cho vay không bảo đảm bằng tài sản.Yêu cầu của NHNN về hoạt động cho vay không bảo đảm bằng tài sản đã góp phần “cởi trói” cho loại hình cho vay tín chấp, trong đó có cả cho vay tín chấp tiêu dùng nở rộ.

Trước cuộc “hôn nhân” MB – SDFCcũng đã có hàng loạt cái tên đình đám khác trong lĩnh vực cho vay tài chính cá nhân về với các ngân hàng thương mại.Gần đây nhất, ngày 04/7/2015, HDBank và Credit SaiSon (Nhật Bản) đã chính thức giới thiệu thương hiệu HD SAISON Finance với thị trường.

Trên thực tế, ngay từ năm 2013 HDBank đã mua lại 100% vốn của Công ty TNHH Một thành viên Tài chính Việt Société Générale, sau đó đổi tên thành HD Finance và đến tháng 4/2015, với sự góp vốn đầu tư chiến lược từ Tập đoàn tài chính Credit Saison, đã đổi tên thành HD SAISON Finance.

Đại diện của HDBank cho biết, lợi thế của HD SAISON Finance là công ty có hơn 3.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, liên kết với hơn 2.000 đối tác và phục vụ gần 1 triệu khách hàng có nhu cầu vay trả góp tiêu dùng. Cũng như các công ty tài chính khác, công ty cung cấp trên thị trường tài chính tiêu dùng các sản phẩm như hỗ trợ vay trả góp xe máy, ô tô tải nhẹ, điện máy, điện thoại, du lịch, tiệc cưới và tiền mặt…

Trước đó, ngày 12/6/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1161/QĐ-NHNN chấp thuận việc TMCP Hàng Hải (MSB) mua lại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam và thay đổi hình thức pháp lý của Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam từ công ty cổ phần thành công ty TNHH Một thành viên Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB-FC) do MSB sở hữu 100% vốn điều lệ.

Cùng thời điểm, ngày 03/6/2015, Thống đốc NHNN cũng có Quyết định số 1108/QĐ-NHNN chấp thuận cho Techcombank mua lại Công ty tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam (VCFC) và chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên do Techcombank sở hữu 100% vốn điều lệ.

Thời điểm giữa năm 2014, NHNN cũng đã có Quyết định số 1282/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho VPBank mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) của Tập đoàn Than – Khoáng sản. Như vậy, VPBank đã chính thức chuyển toàn bộ hoạt động tín dụng tiêu dùng sang công ty Tài chính mới với tên gọi: Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB FC), thương hiệu FE Credit.

Trước khi mua lại CMF, Khối Tín dụng tiêu dùng FE Credit trực thuộc VPBank đã duy trì mạng lưới phân phối với hơn 3.000 điểm bán hàng, cùng hơn 6.500 nhân viên bán hàng ở khắp 58 tỉnh thành tại Việt Nam.“Tiếp nối thành công của Khối, việc chuyển đổi này sẽ giúp công ty vận hành chuyên nghiệp hơn, tập trung tốt hơn vào việc đem đến chất lượng dịch vụ vượt trội cho người tiêu dùng và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác có lợi cho các đại lý và đối tác trong tương lai. Đồng thời, điều này cũng đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật hiện nay của Nhà Nước”, Ông Kalidas Ghose, Tổng Giám đốc VPB FC chia sẻ.

Trên thực tế, cho đến nay FE Credit đã phát triển được 1,2 triệu khách hàng, 4.500 điểm bán hàng với đội ngũ 13.500 cán bộ nhân viên. Trên trang web của VPB FC, công ty này khẳng định việc gia nhập thị trường tài chính nhằm cung cấp nhiều sản phẩm cho vay linh hoạt và thuận tiện như: Cho vay tiêu dùng mua xe máy, vay cá nhân và tiền mặt, nhằm nâng cao mức sống và tiêu dùng của người dân Việt Nam.

Cuộc cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng cá nhân sẽ trở nên khốc liệt hơn trong thời gian tới khi ngày càng nhiều công ty gia nhập thị trường tín dụng tiêu dùng. Sau hàng loạt các thương vụ kể trên, vào ngày 24/10 tới ngân hàng SHB sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường thông qua giao dịch sáp nhập Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF).

Trước đó, hồi cuối tháng 11/2014, VVF đã tiến hành đại hội cổ đông bất thường để thông qua chủ trương sáp nhập vào SHB với tỷ lệ hoán đổi 1:1 (01 cổ phiếu VVF đổi lấy 01 cổ phiếu SHB).Tính đến 30/6/2015, VVF có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, như vậy, SHB sẽ phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu để hoán đổi với VVF. “Đây là “một món hời” bởi giá trị thực của VVF cao hơn mức 1.000 tỷ đồng như định giá”, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển đưa ra nhận định.

Tuấn Hưng

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.