Hội bò chận của người H'Mông ở miền Tây xứ Nghệ

Mỗi dịp cưới hỏi, làm lễ theo phong tục hay dịp Tết, bà con người Mông ở xã Mường Lống (Kỳ Sơn - Nghệ An) lại cùng nhau tổ chức hội chọi bò, tiếng địa phương gọi là "hội bò chận".

Từ nhiều năm nay, gần 200 hộ gia đình người H'Mông ở Mường Lống đã rủ nhau nuôi bò chận (không như giống bò dưới đồng bằng, giống bò chận có hệ cơ khỏe hơn, dữ tợn hơn có nguồn gốc ở Lào), để mỗi dịp vui lại tổ chức "hội bò chận".

Hội bò chận là nét văn hóa đậm bản sắc truyền thống, thể hiện tinh thần thượng võ, sinh tồn của cộng động người dân tộc H'Mông sinh sống nơi đây.

Bò chận có giá từ 50 đến 100 triệu/con, nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện nuôi. Việc chăm nuôi bò cũng khá kỳ công, ngoài cỏ thơm ngon được lựa chọn trong rừng, gia chủ còn phải cho bò ăn cháo gạo, ngô, khoai, cám trộn mật mía. Nếu thấy bò có hiện tượng béo phì thì phải giảm khẩu phần ăn. Vài ba tháng dắt bò ra bãi cho đấu thử với một số bò thường xung quanh.

Bò phải nhốt trong chuồng chật hẹp làm bằng ván gỗ, phía dưới có sàn để chống hơi đất. Việc nhốt bò vào không gian chật hẹp là để bò có bốn bắp chân to, khỏe mạnh. Hơn nữa việc cấm cung như vậy khiến cho bò có tính khí nóng nảy, sẵn sàng nghênh đấu mỗi khi gặp đối thủ.

Bãi chọi thường là khoảng cỏ rộng hoặc là những thửa ruộng bằng phẳng liền nhau vừa thu hoạch lúa. Ngay từ sáng sớm, bà con đã tụ tập đông đủ với trang phục màu sắc sặc sỡ đổ về khu vực chọi bò.
Anh Xồng Chong Vừ, thành viên ban tổ chức "hội bò chận" nhân dịp tổng kết cuối năm 2022 đọc tên những mạnh thường quân tài trợ tiền cho "hội bò chận". Người dân đi xem chọi bò thường tự đóng góp tiền cho cuộc vui tùy theo điều kiện kinh tế.
Người dân từ các địa phương lân cận đến xem "hội bò chận" từ sáng sớm.
Nhiều hộ gia đình trang sức cho bò bằng những vòng cổ rực rỡ sắc màu.
Hàng chục tráng niên trang bị gậy tre dài để bắt giữ bò, tránh trường hợp bò chạy đuổi nhau ra khỏi bãi chọi.
Những chiếc sào tre có dây thòng lọng dùng để quàng cổ, khống chế bò.
Chiếc gậy với cái móc này dùng để móc vào vòng sắt trên mũi, giúp khống chế bò trong trường hợp bò làm loạn trường đấu.
Thường các cặp bò chọi khi vào bãi thường được chủ kéo sao cho 2 bò đối đầu để kích thích bò chọi.
Người dân tại đây cho biết, "hội bò chận" không có giải thưởng hoặc chỉ tượng trưng.
Tuy nhiên, nếu con bò nào chết thì chủ bò được người dân đóng góp tiền để người chủ mua con khác tiếp tục tham những hội chọi sau.
 Bò thua chạy rất hoảng loạn và gây nguy hiểm cho người xem.
Ban tổ chức chọn ra một đội trọng tài kiêm luôn bảo vệ mỗi khi bò làm loạn trường đấu. 
Chỉ sau khi móc được chiếc vòng khuyên trên mũi con bò mới hoàn toàn bị khống chế và hết hung dữ.
Đi từ 6 giờ sáng, sau 2 trận đấu, con bò của gia đình chị Vừ Y Sành toàn thắng nhưng theo quy định của hội bò sẽ không được thi đấu tiếp nếu thắng liền 2 trận.
Kinh nghiệm của nhiều người ở đây cho biết: Muốn cho bò thi đấu hăng, rất cần sự cổ vũ của người xem, cổ vũ càng mạnh thì bò thi đấu càng hăng.
Đồng bào người H'Mông luôn xem chọi bò là một nét đẹp văn hóa. Mỗi trận đấu diễn ra là một ngày hội của dân làng khắp trong bản ngoài mường.
Ông Lầu Chống Sử nhà ở bản Pha Sắc địu cháu nội đến xem "hội bò chận" từ 6 giờ sáng.

Lê Anh Dũng
 

Hưng Yên triển khai phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé

Bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hưng Yên được tiếp cận ngân hàng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đa dạng từ Ajinomoto Việt Nam với phần mềm thực đơn dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt.

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Đang cập nhật dữ liệu !