Học sinh quay lại trường, lớp học có F0 cũng đừng quá lo!

Chúng ta vừa trải qua kỳ nghỉ Tết nhà nhà đi chúc tết, chơi tết, tần suất tiếp xúc tăng gấp hàng chục lần. Sau tết chắc chắn số ca nhiễm tăng cao. Vậy sao phải vội cho trẻ đến trường?

Hôm nay 7/2, nhiều trường học trên cả nước đã chính thức mở cửa trở lại đón học sinh sau thời gian dài các con ở nhà học online.

Trên một diễn đàn dành cho hội phụ huynh rất nhiều ý kiến bày tỏ sự vui mừng khi con được quay lại trường học. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng,  “cho học sinh đi học thời điểm này là không hợp lý”.

Bởi chúng ta vừa trải qua kỳ nghỉ Tết “nhà nhà đi lại, về quê, đi chúc tết, chơi tết, tần suất tiếp xúc tăng gấp hàng chục lần. SauTết chắc chắn số ca nhiễm tăng cao”.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

“Vậy sao phải vội cho trẻ đến trường?”, vị phụ huynh này nêu vấn đề. Mặc dù hoàn toàn việc ủng hộ cho con đi học, nhưng theo vị này chỉ là kéo dài thêm thời gian nữa để trẻ học online.

“ Sao không để 1 - 2 tuần nữa, khi số ca nhiễm ổn định hơn, có kiểm soát hơn hãy cho trẻ đến trường?”, người cha này băn khoăn.

Trước ý kiến này, có nhiều ý kiến đồng ý, nhưng đa phần cho rằng cần phải cho trẻ đến trường. Bởi con trẻ đã nghỉ lâu quá rồi, người lớn cũng đã tiêm đầy đủ vắc xin, với trẻ nhỏ chưa được tiêm thì các nhà khoa học cũng đã chứng minh “sức đề kháng tốt”, “biểu hiện bệnh nhẹ nhàng, thoáng qua”…

Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ khi quay lại trường học?

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng các bậc phụ huynh nên yên tâm đưa trẻ đến trường, không nên trì hoãn cũng như chờ ...tiêm đủ vắc xin. 

Lý do vì việc tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên của cả nước đã đạt tỷ lệ cao. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang tiếp tục tiêm vét để đảm bảo những người thuộc nhóm nguy cơ cao được tiêm vắc xin đầy đủ. Trẻ 12-17 tuổi cũng đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Trong khi thực tế, hầu hết trẻ mắc Covid-19 thuộc nhóm không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Và việc tiêm vắc xin có giảm được sự lây nhiễm nhưng không phải giúp phòng bệnh được triệt để. Hiện nay yếu tố lây tại gia đình cũng cao hơn trước đây. Nếu để trẻ ở nhà cũng có thể bị lây do thành viên trong gia đình đi ra ngoài trở thành F0 về lây lan ra các em. Nếu nhà trường phòng bệnh tốt có thể lại hạn chế nguy cơ lây lan khi các em đi học.

Theo TS Phu, trẻ đã ở nhà quá lâu, nhất là lớp đầu cấp, học trực tuyến thời gian dài không những khiến trẻ khiếm khuyết về kiến thức mà còn vấn đề tinh thần, thể chất vì trẻ không được giao tiếp với thầy cô giáo, với bạn bè.

"Cho trẻ đi học là có rủi ro nhưng không thể cho trẻ ở nhà, học trực tuyến mãi được. Chúng ta không thể về "Zero Covid-19", phải chấp nhận sống chung nhưng phải lưu ý là khi phát hiện F0 thì cần nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch càng gọn càng tốt. Không chờ đợi tiêm vaccine mới cho trẻ em đi học", TS Phu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo ông cần có quy định chặt chẽ về các biện pháp phòng chống dịch cũng như sự phối hợp giữa cơ quan y tế địa phương với nhà trường, giáo viên, gia đình, học sinh.

Theo đó, ngoài vấn đề 5K thì cần lưu ý, bất kỳ gia đình nào có thành viên hoặc bản thân trẻ bị sốt, ho, khó thở thì trẻ đều phải nghỉ học, khai báo y tế, khai báo với nhà trường để phối hợp với y tế xử lý.

Đồng thời, hạn chế việc giao tiếp giữa các lớp với nhau, để nếu chẳng may phát hiện một trường hợp F0 thì chỉ giới hạn trong lớp đó, không lây ra lớp khác hay lây ra cả trường. Việc đo thân nhiệt cho trẻ cần thực hiện nhưng cần tránh ùn ứ ở cổng trường…

"Chúng ta cho trẻ đi học trở lại nhưng phải đưa ra các phương án an toàn, trong đó lưu ý 5K, thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Khi đã chấp nhận sống chung thì chúng ta phải xác định việc xuất hiện ca mắc mới là bình thường song phải phát hiện thật nhanh, để khoanh vùng dập dịch càng nhanh càng tốt.

Tại nhà trường cũng vậy, nếu dịch chỉ xảy ra tại một lớp mà qua điều tra dịch tễ không có nguy cơ lây cho lớp khác thì chỉ cho lớp đó nghỉ học", TS Phu nói.

N. Huyền 

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Vì sao trời nắng nóng tác động mạnh đến sức khỏe tim mạch?

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mạn tính, bao gồm bệnh về tim mạch.

TP.HCM cần trên 1,7 triệu liều vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo rà soát nhu cầu năm nay và nửa đầu năm 2024, TP.HCM cần hơn 1,7 triệu liều của 12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?

Nếu điều chỉnh viện phí theo mức lương cơ sở mới là 1,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng bình quân của giá khám chữa bệnh là 5%.

Đang cập nhật dữ liệu !