Học sinh giỏi từ chối vào đại học, đi xuất khẩu lao động mong đổi đời

Nhiều em là học sinh giỏi nhiều năm liền, thậm chí là đỗ trường đại học top đầu cả nước nhưng lại không mặn mà với con đường đại học. Các em chuyển hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức ở xứ người.

LỜI TÒA SOẠN:

Nhiều năm trở lại đây, ở các làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, học sinh có xu hướng học THPT chỉ để lấy tấm bằng tốt nghiệp, sau đó rẽ hướng ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Trong đó, nhiều học sinh giỏi, thậm chí đỗ những  trường đại học danh giá vẫn quyết định rẽ hướng. Thực trạng thất nghiệp, công việc trái chuyên môn, thu nhập thấp sau học đại học... khiến nhiều gia đình hướng con em mình ra nước ngoài kiếm tiền. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên các làng quê nghèo cũng từ nguồn tiền các em gửi về. Sức hút đồng tiền đã khiến số lượng học sinh học đại học giảm, thậm chí có làng xã, nhiều năm liền không có sinh viên đại học.

 Học sinh giỏi không mặn mà với giảng đường đại học

Trước đây, nhiều phụ huynh ở vùng quê Hà Tĩnh vẫn luôn nghĩ dù vất vả thế nào cũng cho con đi học đại học bởi con vào được đại học niềm tự hào của gia đình, cả dòng họ và đó là con đường duy nhất để thoát nghèo.

Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên ra trường, thậm chí cầm trong tay tấm bằng “đỏ” vẫn không xin được việc làm, nhiều em chật vật kiếm được việc làm nhưng không đúng chuyên ngành. Hoặc nếu có việc nhưng với đồng lương bèo bọt không đủ trang trải cuộc sống nên phụ huynh, thậm chí là chính các em học sinh giỏi đã dần thay đổi tư tưởng, từ chối vào đại học, chọn con đường xuất khẩu lao động (XKLĐ).

Thầy Lê Hoài N., Phó Hiệu trưởng một trường THPT ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, cho biết trước đây, học sinh của trường vào các trường đại học, cao đẳng chiếm số lượng lớn. Đa số các em học sinh giỏi đều chọn lựa vào các trường đại học top đầu để học tập.

Tuy nhiên, hiện nay, số lượng đã có phần dịch chuyển, nhiều học sinh giỏi, xuất sắc không thi đại học mà chuyển hướng XKLĐ, hoặc vừa học vừa làm ở nước ngoài.

“Thực tế, rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm nên phụ huynh, học sinh thay đổi nhận thức, chọn lựa phương án đi du học nghề, XKLĐ. Đi XKLĐ, các em có tay nghề và có mức thu nhập cao. Mỗi năm trường có nhiều học sinh khá, giỏi chọn phương án này thay vì học đại học”, thầy N. nói.

Thầy N. cho biết năm học vừa qua, nhà trường có hai học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý, các em nằm trong đội dự tuyển học sinh giỏi Quốc gia nhưng từ chối không tham gia vào đội dự tuyển để ôn luyện.

 

Học bạ năm lớp 12 của em Nguyễn thị T. là học sinh giỏi, hiện em đi xuất khẩu động ở Nhật


Thầy N. nói thêm hai học sinh này, ngoài giành giải Nhất cấp tỉnh môn Địa lý các em còn là học sinh giỏi toàn diện. Chia sẻ lý do với thầy cô, các em nói rằng mục tiêu chỉ học hết lớp 12, lấy bằng tốt nghiệp THPT và không thi vào đại học. Các em dành thời gian học tiếng Hàn, Nhật... và các kỹ năng nghề phù hợp với bản thân để đi XKLĐ.

Nhiều hiệu trưởng trường THPT ở Hà Tĩnh cũng chia sẻ với VietNamNet hiện nay, học sinh có định hướng rất thực tế, các em có quan điểm rõ ràng, đi học đại học chưa chắc đã xin được việc làm. Vì vậy không chỉ học sinh có lực học trung bình mà có cả rất nhiều em lực học giỏi đi học chỉ để lấy bằng tốt nghiệp THPT, sau đó chọn con đường xuất ngoại.

Đỗ ĐH top đầu vẫn từ bỏ, rẽ hướng sang lao động nơi xứ người

Gia đình chị Nguyễn Thị Hoa (trú thôn Bắc Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) có 5 người con học lực khá giỏi. Tuy nhiên không ai chọn lựa đi học đại học, thay vào đó các em học hết THPT rồi ra nước ngoài XKLĐ.

Hiện nay, 3 người con gái của gia đình chị Hoa đi xuất khẩu lao động ở thị trường Nhật Bản, còn con trai út sinh năm 2003 đang học tiếng để đi Hàn Quốc.

Chị Hoa nói, có nhiều trường hợp ở xã đi học đại học nhưng không xin được việc phải vào các tỉnh phía Nam làm công nhân hoặc đi XKLĐ. Nên gia đình và các con không chọn thi vào đại học, cao đẳng mà quyết định đi XKLĐ, dù các cháu đều học giỏi.

Học bạ năm lớp 12 của em Nguyễn thị T. là học sinh giỏi, hiện em đi xuất khẩu động ở Nhật

x
Em Hoàng Thị T. (SN 2000), con gái thứ 4 của gia đình chị Hoa, có năng lực học tập tốt, hoạt động ngoại khóa năng nổ song em không thi đại học. Em đi XKLĐ đơn hàng thực phẩm ở Nhật Bản.

Em T. 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện, học bạ năm lớp 12 của em điểm tổng kết trung bình các môn học đạt 8.3 điểm, xếp loại học sinh giỏi, giáo viên chủ nhiệm nhận xét là bí thư chi đoàn gương mẫu, nhiệt tình, vươn lên trong học tập.

Với năng lực học tập như trên, T. có nhiều cơ hội để vào học các trường đại học thương hiệu tốt tuy nhiên em học chỉ để thi tốt nghiệp THPT. Nhiều giáo viên tiếc nuối với quyết định của em.

“Đi học đại học mất thời gian hơn 4 năm và mất một khoản học phí không nhỏ nhưng không chắc chắn về cơ hội việc làm. Vì suy nghĩ đó nên các con tôi chọn ra nước ngoài làm việc, có cơ hội kiếm được khoản tiền lớn. Khi có kinh tế, các con sẽ tự chủ trong cuộc sống”, chị Hoa chia sẻ.

Thời điểm năm 2016, em Nguyễn Thị H. (SN 1988, trú thôn Bắc Hải, xã Thạch Hà) đỗ hai trường đại học top đầu cả nước được nhiều người ngưỡng mộ song H. từ chối vào đại học, rẽ hướng đi xuất ngoại- du học nghề ở Hàn Quốc.

Chị Nguyễn Thị Thu (mẹ của em H.) thông tin H. học rất giỏi, trước đây em đỗ vào Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Ngoại thương nhưng không theo con đường này. Hiện em học tập và làm việc ở Hàn Quốc, có mức thu nhập tốt, hàng tháng em gửi về 10 triệu đồng biếu bố mẹ.

“Lúc đầu H. và gia đình cũng đắn đo nhiều, sau khi tính toán nhận thấy con đường đi du học nghề ở nước ngoài vẫn hơn so với học đại học. Con gái tâm sự chưa từng hối hận với quyết định của mình, đi lao động ở nước ngoài tuy vất vả, phải xa bố mẹ nhưng đổi lại thu nhập cao. Một tháng lương con làm bên Hàn Quốc bằng bố mẹ làm cả năm”, chị Thu nói.

Chị Thu nói thêm, ở xã cũng có rất nhiều trường hợp như em H. đỗ đại học nhưng theo con đường XKLĐ. Gia đình có con đi XKLĐ ở nước ngoài, bố mẹ có tiền tỷ gửi ngân hàng, xây được nhà cao tầng càng khiến học sinh ở các vùng quê này không mặn mà với giảng đường đại học.

Đậu Tình

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Đang cập nhật dữ liệu !