Học phí của ĐH Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khi đổi mới cơ chế hoạt động
Học phí:
Trường thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và quy định tại Quyết định này. Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà, trình độ đại học, chính quy như sau:
Trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cho từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo căn cứ vào nhu cầu của xã hội trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân của các nhóm ngành (của các chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của Trường theo quy định tại Quyết định này;
Trường quyết định mức trần học phí tối đa đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần mức học phí của các nhóm ngành đào tạo trình độ đại học tương ứng; học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo;
Trường quyết định mức thu học phí đối với các chương trình đặc thù theo đề án mở chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành, Trường thu học phí với mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề kể từ thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành;
Trường tiếp tục được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp kinh phí đối với sinh viên Lào đang học tại Trường theo như các hiệp định đã ký kết.
Thu sự nghiệp:
Trường thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện trên nguyên tắc cạnh tranh trong đấu thầu, kinh phí tiết kiệm được bổ sung vào kinh phí hoạt động của Trường. Khoản thu từ các hoạt động này được công khai theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.
Tiền lương và thu nhập:
Ngoài tiền lương ngạch, bậc theo quy định của nhà nước, Trường quyết định mức thu nhập tăng thêm của người lao động từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định; theo Quy chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm công bằng trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc thực hiện.
Thành lập Quỹ hiến tặng:
Trường được thành lập các quỹ hiến tặng theo quy định pháp Luật về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện và quyết định việc sử dụng các quỹ này cho mục đích giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường.
Sử dụng nguồn thu:
Thực hiện tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và quyết định sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của Trường để tiếp tục đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực và bảo đảm chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;
Sau khi thực hiện bù đắp các chi phí thường xuyên, phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại củaTrường được trích lập các quỹ sau: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu bằng 25% chênh lệch thu chi, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập và các quỹ hỗ trợ sinh viên theo quy định hiện hành;
Khoản thu học phí và các khoản thu sự nghiệp được gửi tại ngân hàng thương mại; tiền lãi của các khoản tiền gửi này được sử dụng để lập quỹ học bổng và hỗ trợ sinh viên của nhà trường.
Chính sách học bổng, học phí:
Trường hỗ trợ toàn bộ phần chênh lệch giữa mức học phí của Trường với mức học phí mà sinh viên thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo phải nộp theo quy định của Nhà nước sau khi được được miễn, giảm kể từ khóa tuyển sinh sau thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành;
Trường xây dựng, thực hiện chính sách học bổng, khuyến khích học tập dành cho sinh viên học tập xuất sắc và sinh viên là đối tượng chính sách;
Trường ưu tiên bố trí nơi ở tại ký túc xá cho sinh viên là đối tượng chính sách và sinh viên nghèo.