Học chính, học thêm online cả buổi tối, cuối tuần, trẻ không bị áp lực mới là bất thường!

Vừa ngồi cả buổi sáng trước máy tính để học chương trình chính khóa, nhiều học sinh quay cuồng vì vẫn phải học thêm buổi tối, ngày cuối tuần online

Học trực tuyến (online) vẫn là lựa chọn duy nhất trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lan rộng, tuy nhiên, việc sắp xếp thời khóa biểu học online dày đặc, phụ huynh còn đăng ký cho con học thêm online vô tình học sinh khiến con trẻ chịu thêm nhiều áp lực.

Nguyễn Thu Trà (học sinh lớp 11 ở quận Hà Đông) chia sẻ, những ngày này em chỉ có thời gian buổi trưa để ăn uống và nghỉ ngơi khoảng hơn 1 tiếng.

“Buổi sáng và chiều em học online, thời khóa biểu y như những ngày học trực tiếp. Buổi tối thường phải thức đến hơn 12h để làm xong bài tập. Việc học online ban đầu em rất hứng thú, nhưng đến giờ thì đã khá mệt. Không những vậy, mẹ còn đăng ký cho em học thêm trực tuyến ở một trung tâm tiếng Anh.

Có những lúc em thấy tâm trạng rất tệ, không còn muốn học bất cứ cái gì vì sáng học, trưa ăn xong nghỉ một lát lại học, tối cũng học. Em chỉ mong có một chút thời gian đi đạp xe hay chạy ra ngõ chơi với mấy em nhỏ, hoặc xuống nhà nấu ăn như ngày trước mà không được vì thời khóa biểu kín lịch học”, Thu Trà tâm sự.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Có con gái học lớp 2 ở một trường tư thục trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), chị Nguyễn Thị Thảo vô cùng lo lắng khi thấy con không theo kịp chương trình Tiếng Anh cùng các bạn.

“Lớp 1 con học trường công nhưng lớp 2 tôi chuyển cho con học trường tư nên tiếng Anh con hơi chậm so với các bạn cùng lớp, dù lớp học chỉ có 20 học sinh. Tôi phải cho con học thêm ngoại ngữ trực tuyến ở trung tâm, 1 tuần con học 3 buổi tối.

Riêng ngày thứ 7, con tiếp tục học ngoại ngữ 3 giờ trong buổi sáng. Vậy là cả tuần con không có mấy thời gian nghỉ, chỉ có ngày Chủ nhật không phải học nhưng con cũng không được đi chơi vì phải làm bài tập", chị Thảo cho biết.

Thời gian giãn cách vừa qua, các con chị Thảo đều ở trong nhà, mắt dán vào màn hình máy tính. Mỗi buổi học trực tuyến ở lớp chỉ kéo dài 2 - 3 giờ đồng hồ nhưng các con rất bí bách, khó chịu. Lúc bố mẹ không ở nhà là 2 đứa trẻ (lớp 2 và lớp 5) thường chành chọe cãi nhau, có lúc con còn cãi cả bố mẹ.

Việc học sinh vừa học trực tuyến theo thời khóa biểu của trường, vừa quay cuồng học thêm do áp lực thi cử khiến nhiều em căng thẳng, thậm chí một số học sinh còn có biểu hiện trầm cảm.

Một yếu tố nữa gây áp lực cho các em chính là kỳ vọng của cha mẹ.

Phụ huynh đặt kỳ vọng vào con là điều chính đáng. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, theo các chuyên gia, bản thân phụ huynh không nên tạo áp lực và đòi hỏi nhiều ở học online. Người lớn căng thẳng, vô tình sẽ tạo áp lực và truyền năng lượng không tích cực sang con.

Chỉ vì bố mẹ đốc thúc, sát sao nên các con phải nghe lời. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cảnh tượng con vừa khóc mếu vừa ngồi học hay viện lý do để trốn học, thậm chí từng có trường hợp học sinh tự tử vì áp lực thi cử sau một thời gian học trực tuyến.

Chia sẻ về vấn đề này, cô Lê Thị Loan - nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) nói: “Có những trẻ vì không chịu được áp lực nên chọn cách tự làm đau bản thân, hoặc đau đớn nhất là các em chọn cách kết liễu sinh mệnh. Đó có thể là lời kêu cứu của chính các em để cho mọi người thấy đứa trẻ đã trải qua những áp lực như thế nào.

Vì thế, bố mẹ hãy bớt kỳ vọng, hãy là người hiểu con hơn. Quan trọng là khi nhận diện được những dấu hiệu trẻ tự làm đau bản thân thì phải dành thời gian lắng nghe tâm sự của con. Bố mẹ hãy lưu ý, không nên có những lời nói khiến các em cảm thấy xấu hổ hoặc tội lỗi”.

Để phòng ngừa những hậu quả nghiêm trọng mà con trẻ có thể gây ra, người lớn cần tìm hiểu để nhận diện xác định sớm nguy cơ, động viên con tham gia các hoạt động thể thao hay cùng con dọn nhà, cùng con nấu nướng...

Về vấn đề dạy học trực tuyến, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cấp học rà soát điều chỉnh nội dung dạy học, đảm bảo chương trình nhưng tinh giản nội dung. Bộ cũng đã có Công văn số 3280 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, do dịch bệnh, việc học trực tuyến còn kéo kéo dài, nhiều giáo viên, phụ huynh cho rằng, đã đến lúc phải xây dựng riêng một chương trình dạy học trực tuyến phù hợp; trong đó cần nêu rõ những kiến thức trọng tâm, những yêu cầu cơ bản nào học sinh cần đạt được để việc dạy học trực tuyến nhẹ nhàng, hiệu quả và linh hoạt hơn.

Bé trai rơi từ tầng 22 nghi do áp lực học hành: Nhà trường, Công an nói gì?

Bé trai rơi từ tầng 22 nghi do áp lực học hành: Nhà trường, Công an nói gì?

"Cơ quan công an chưa khẳng định nguyên nhân cháu bé tử vong là do áp lực học hành. Khi có kết quả điều tra, cơ quan công an sẽ thông tin tới báo chí sau”, nguồn tin cho hay.

Hoàng Thanh 

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !