Hoạt động thực thi chủ quyền được phản ánh rõ ràng

Với những chi tiết về những cuộc ra khơi khẳng định chủ quyền trên những châu ban triều Nguyễn là những bằng chứng hùng hồn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam, vạch rõ sự bất hợp pháp, không có đạo lý của Trung Quốc.

Châu bản thể hiện nội dung cụ thể việc ra Hoàng Sa

Qua nghiên cứu châu bản triều Nguyễn, Triều đình nhà Nguyễn xác định công việc khảo sát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là công việc khó khăn, nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, nhà Nguyễn đã có những chính sách nhằm khuyến khích và động viên những người đi thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Bên cạnh đó những chi tiết cụ thể những chuyến ra khơi thực hiện chủ quyền được phản ánh đầy đủ, rõ ràng.

Hoạt động thực thi chủ quyền được phản ánh rõ ràng - ảnh 1

Châu bản quý giá được lưu giữ từ thời nhà Nguyễn

Tại một số châu bản còn thể hiện rất rõ nghi thức đi Hoàng Sa như thế nào. Châu bản ngày 15 tháng 4 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) ghi rõ: “Kinh vâng theo lệnh, làm lễ cầu khấn, điều động thuê ba chiếc thuyền nhanh, nhẹ ở  tỉnh cùng các vật kiện theo thuyền, mỗi loại đều cho tu bố. Lại phái Vũ Văn Hùng người được cử đi năm trước và chọn thêm dân phu miền biển am hiểu đường biển sung làm thủy thủ phục vụ trên thuyền trước sau, mỗi thuyền 8 người, tổng cộng 24 người, mùa từ hạ tuần tháng 3 thuận gió, thì nhanh chóng cho thuyền ra khơi”.

Bên cạnh đó, nhà nước tiến hành miễn thuế cho các đoàn thuyền thực hiện hoạt động quản lý, đánh bắt hải sản ở các vùng biển, đặc biệt là công việc thực thi chủ quyền như đi thăm dò, khảo sát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc kê khai xin miễn thuế cho thuyền đi công vụ ở Hoàng Sa được ghi rõ trong văn bản ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) do quan Bố chính tỉnh Quảng Ngãi tấu trình. Bản tấu ghi rõ kính cơ, nguồn gốc các loại tầu thuyền, số lượng, quê quán từng người trên tầu thuyền. Bản tấu cũng đã được nhà vua chuẩn y.

Bản tấu đã châu phê ghi rõ: “Quan Bố chính sứ tỉnh Quảng Ngãi được ghi công 7 lần là Đặng Đức Thiệm kính cẩn tâu trình việc xin miễn trừ các hạng thuế thuê thuyền đi làm việc công, cúi mong bề trên soi xét”.

“Ngày tháng giêng năm nay, tiếp nhận lệnh sai người đi lo liệu việc công ở Hoàng Sa của Bộ Công trong đó có một khoản: Năm nay kỳ hạn sai người ra khơi đến xứ Hoàng Sa để khảo sát, đo vẽ toàn bộ vùng đó, thời gian định vào hạ tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 6 thì về thẳng của Thuận An đến Kinh.... Nay thuyền đã trở về, thần xin đem số thuyền thuê quá lệ để xin miễn trừ thuế năm nay. Thuế khóa của thuyền bè là rất quan trọng, thần xin làm tờ tấu trình, cúi mong nhận được chỉ chuẩn”- Nội dung châu bản.

Đông thời, Châu bản ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) ghi rõ: “Tên Tín tức Nguyễn Văn Chòm, sinh năm Bính Ngọ, 53 tuổi, người ấp Phổ An phía dưới tổng Nghĩa Hà, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa. Một thuyền lớn (biển số 22), dài 2 trượng 7 thước, rộng 6 thước 7 tấc, sâu 2 thước 1 tấc... Tên Ân tức Trần Văn Đức, sinh năm Canh Tý, 59 tuổi, người xã.... một thuyền lớn (biển số 89), dài 2 trượng 1 tấc, rộng 6 thước 7 tấc, sâu 2 thước 3 tấc”

Hoạt động thực thi chủ quyền được phản ánh rõ ràng - ảnh 2

Châu bản ngày 19 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) của quan Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi

Thưởng phạt phân minh với người được phái đi Hoàng Sa

Kết quả của những chuyến đi thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa trở về cũng được ghi rất rõ ràng. Căn cứ vào kết quả đó, triều đình, nhà vua có thể xét công ban thưởng hoặc sẽ trị tội trách phạt.

Chẳng hạn châu bản ngày 21 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838), Bộ Công tấu lên về kết quả của chuyến đi như sau: “Nay tiếp nhận các viên Đỗ Mậu Thưởng, Thị vệ Lê Trọng Bá thuộc ty của bộ thần (đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa) đã trở về. Bộ thần có hỏi qua, các viên đó trình bày lần này đã đến được 25 đảo thuộc 3 vùng, trong đó có 12 hòn đảo đến kiểm tra lại, còn 13 đỏa đoàn chưa từng đến. Theo viên dẫn đường Vũ Văn Hùng thì toàn bộ xứ Hoàng Sa có bốn vùng, lần này khảo sát được ba vùng, còn một vùng ở phái Nam, nơi này cách nơi kia khá xa, gió Nam lại thổi mạnh, việc khởi hành đến đó không tiện, phải đợi gió thuận thì muộn, xin đợi đến sang năm đến đó”.

Căn cứ vào những kết quả đó, nhà nước đã có chính sách rõ ràng đối với những người đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa. Chính sách đó thông qua các hình thức thưởng phạt. Việc thưởng phạt đã được ghi lại rõ ràng trong các châu bản, đặc biệt là thời kỳ vua Minh Mệnh.

Ngoài ra, các châu bản đã được phát hiện, hình thức ban thưởng cao nhất cho người đi thực hiện cộng vụ ở Hoàng Sa và Trường Sa là tha tội chết. Trường hợp áp dụng cho viên giám thành Trương Viết Soái. Viên này nguyên là quản đốc kho thuốc súng, mắc tội để kho thuốc bị cháy, triều đình xử tội chém đầu. Bản tấu đề ngày 13 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) cho biết Viên Giám thành Vương Viết Soái mắc tội quân, đã được sai đi hiệu lực ở Hoàng Sa nhiều lần không hoàn thành nhiệm vụ, không vẽ bản đồ rõ ràng. Nhà vua đã phê vi binh tái sĩ sai phái (về làm lính, đợi sai phái tiếp).

Tuy nhiên, nhà vua cũng có hình thức xử phạt rõ ràng trong trường hợp thủy quân đi Hoàng Sa, Trường Sa không hoàn thành nhiệm vụ. Căn cứ vào các châu bản hiện còn thì thấy tuy có hình thức xử phạt nhưng xét tính chất vất vả, khó khăn của các chuyến đi đến hai quần đảo, vua thường cho miễn tội.

Châu bản triều Nguyễn là nguồn tư liệu gốc chứa đựng nhiều thông tin quý giá, nhất là mạng tư liệu có nội dung liên quan đến việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đây là văn bản chính thức của vương triều phong kiến nhà Nguyễn cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục, hòa bình thông qua các hoạt động của nhà nước với sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua. Do đó khẳng định đây là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền Hoàng Sa cũng không ngoa.

Việc thực thi chủ quyền hòa bình trên quần đảo Hoàng Sa đến thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ Việt Nam Cộng hòa. Cho đến năm 1974, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp, thông lệ quốc tế dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ tay chính thể VNCH. Hành động cưỡng chiếm bằng vũ lực không thể đem lại chủ quyền hợp pháp cho Trung Quốc.

Hoạt động thực thi chủ quyền được phản ánh rõ ràng - ảnh 3

Hình ảnh từ Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa của Việt Nam từ tay chính quyền VNCH

Những châu bản triều Nguyễn như bằng chứng xác đáng, lý lẽ đanh thép khẳng định chủ quyền “Hoàng Sa là của Việt Nam” mà bất cứ những lý lẽ giả dối, vô lý nào của Trung Quốc đều bị phủ nhận.

Hồng Chuyên

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !