Hoạt động sôi động của các tổ chức trung gian trên thị trường KH&CN
Thị trường Khoa học và Công nghệ đã hình thành và có những kết quả đáng khích lệ. Chưa bao giờ các sàn giao dịch công nghệ, các trung tâm ứng dụng, và các tổ chức cung cấp dịch vụ lại sôi động như hiện nay.
Với hệ thống 20 sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương; 63 trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN; 186 tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; 01 tổ chức giám định sở hữu công nghiệp; 240 tổ chức thẩm định giá, 47 cơ sở ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp công nghệ; 23 tổ chức thúc đẩy kinh doanh; 170 không gian làm việc chung, 50 trung tâm chuyển giao công nghệ thuộc các Viện nghiên cứu, trường Đại học và các loại hình tổ chức khác; 01 sàn giao dịch công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ kết nối 05 sàn giao dịch trong khu vực gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; 01 sàn giao dịch vùng Đồng Bắc Sông Cửu Long dự kiến kết nối các sàn giao dịch công nghệ trong khu vực như Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang đang trong giai đoạn thành lập; cùng với các hiệp hội, doanh nghiệp đăng ký chức năng KH&CN, lực lượng tổ chức trung gian đông đảo đang có những đóng góp nhất định vào việc phát triển thị trường KH&CN.
Hầu hết các sàn giao dịch công nghệ đang hoạt động với tư cách là một đơn vị sự nghiệp KH&CN thuộc trực tiếp Sở Khoa học và Công nghệ hoặc là một bộ phận trong Trung tâm thông tin KH&CN thuộc Sở KH&CN.
Các sàn triển khai theo cả phương thức sàn thực và sàn ảo, tập trung vào trưng bày, giới thiệu các thiết bị công nghệ, sản phẩm công nghệ của các công ty trong và ngoài nước. Sàn ảo chủ yếu giới thiệu các thiết bị công nghệ được trưng bày tại các kỳ techmart, techdemo, gần đây là techfest và các triển lãm trong các lĩnh vực chuyên ngành như công nghệ thông tin, truyền thông, nông nghiệp,...
Nhiều sàn giao dịch đã hoạt động rất tốt trong những năm gần đây. Chẳng hạn Sàn giao dịch công nghệ Hải Phòng tính đến năm 2019 đã tổ chức kết nối được trên 1.100 cuộc cho các doanh nghiệp gặp gỡ, thương thảo hợp đồng, trong đó có hơn 400 hợp đồng được ký kết thành công với tổng giá trị đạt trên 620 tỷ đồng.
Các hoạt động kết nối cung - cầu nhằm phát triển thị trường công nghệ được tiến hành trên cả môi trường online và offline, trong nước và quốc tế (Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc,..), doanh nghiệp với các viện, trường, cơ quan nghiên cứu; tổ chức thành công 3 phiên bán đấu giá công nghệ,...
Tại Sàn giao dịch vùng duyên hải Bắc Bộ, nơi kết nối 5 sàn trong khu vực gồm Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, tính đến tháng 6/2020, đã có 35 triệu lượt truy cập, gần 30.000 sản phẩm chào bán của hơn 5.600 gian hàng, với hơn 3.400 nhu cầu cần mua và hơn 3.800 giao dịch đã diễn ra.
Nhiều hoạt động hợp tác giữa các sàn giao dịch đã diễn ra như: Tư vấn, đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý vận hành sàn, chia sẻ/ nhận dữ liệu thông tin công nghệ của Hệ thống, phối hợp triển khai các hoạt động kết nối cung cầu công nghệ, tạo sự gắn kết trong cả hệ thống. Bước đầu, hệ thống liên kết đã giúp các thành viên nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tăng cường sự hợp tác.
Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao bậc nhất Việt Nam tại một doanh nghiệp sau khi được chuyển giao công nghệ. |
Bên cạnh đó, các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN gần đây đã có những bước phát triển lớn khi làm chủ gần 400 công nghệ, 50% Trung tâm đã tạo ra doanh thu trung bình trên 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận khoảng 10 tỷ đồng/năm. Giai đoạn 2015-2019, số lượng hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ đạt trung bình 3.020 hợp đồng/năm, tăng trưởng 10%/năm; giá trị hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ trung bình 61,2 tỷ đồng/năm, có mức tăng trưởng 10%/năm.
Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, dịch vụ chủ yếu vẫn là xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và các hoạt động thực thi liên quan đến các đối tượng này; các dịch vụ về chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tập trung chủ yếu nhãn hiệu chiếm 95%, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp chiếm 5% đối tượng chuyển nhượng. Thị phần cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thuộc về các công ty lớn như Phạm và Liên danh, Invenco, Investip, VCCI-IP, Ban Mai,...
Trong điều kiện hiện nay, các trung tâm chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp KH&CN thuộc các Viện nghiên cứu, trường đại học đã có những bước phát triển nhất định khi tập trung nhiều vào các hoạt động nghiên cứu, ươm tạo và chuyển giao công nghệ. Điển hình như: Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp nông nghệ cao, BQL Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đã ươm tạo 35 doanh nghiệp, trong đó có 13 doanh nghiệp đã tốt nghiệp, 4 doanh nghiệp giai đoạn tiền ươm tạo và 18 doanh nghiệp trong giai đoạn ươm tạo chính thức,góp phần tạo hơn 400 công ăn việc làm, hơn 120 tỷ đồng doanh thu/năm; tổ chức gần 200 khóa đào tạo cho hơn 5.600 doanh nghiệp, cá nhân, sinh viên có nhu cầu, tư vấn và hỗ trợ cho hơn 1.000 doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; Kết nối với hơn 50 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện công nghệ, tư vấn nghiên cứu thị trường, xây dựng mô hình kinh doanh, kênh phân phối…
Cùng với đó, Trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã kết nối với các địa phương, doanh nghiệp chuyển giao các kết quả nghiên cứu của ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình có chuyển giao 05 Hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động cho tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre; tư vấn đăng ký 423 đơn sáng chế, trong đó 155 đơn được cấp văn bằng bảo hộ, 268 đơn đang trong giai đoạn thẩm định, được Tổ chức SHTT thế giới WIPO lựa chọn là 1 trong 16 tổ chức tại Việt Nam đủ điều kiện tham gia dự án "Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ" do WIPO và Cục Sở hữu Trí tuệ phối hợp triển khai từ năm 2019 đến 2022;..
Ngoài các tổ chức trung gian nói trên, trong hệ thống hơn 700.000 doanh nghiệp tại Việt Nam, có khoảng 25.000 doanh nghiệp có đăng ký lĩnh vực hoạt động KH&CN, bao gồm các hoạt động liên quan đến chức năng trung gian như chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, xây dựng, giao thông, môi trường, chưa mở rộng ra thành lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ hạn chế về nguồn lực và năng lực nên lĩnh vực này gần như chưa phảilà lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn.
Nguyễn Tuân
AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ
AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.
VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI
VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI.
Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam
Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.
Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường
Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.
Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay
Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.
Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng
Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.
Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước
Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.
Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam
Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.
KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân
Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.