‘Hoa cúc vàng’ Khrizantema-S: Cơn ác mộng của máy bay trực thăng và UAV
Theo Sohu, sự linh hoạt và sức mạnh của hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Khrizantema-S (“Hoa cúc vàng”) là cơn ác mộng đối với máy bay trực thăng và máy bay không người lái (UAV).
Ấn phẩm của Trung Quốc tập trung vào thực tế là quân đội Nga đang sử dụng Khrizantema-S làm vũ khí phòng thủ chống lại xe tăng. Trong khi đó, tổ hợp này, ngoài các phương tiện bọc thép và công sự kỹ thuật, còn có thể tiêu diệt trực thăng chiến đấu và máy bay không người lái.
Theo đó, radar sóng milimet cho phép “Hoa cúc vàng” hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Dàn pháo, chỉ gồm 3 chiếc tự hành, sẽ đẩy lùi một đại đội xe tăng gồm 14 xe, đồng thời bắn hạ hầu hết các phương tiện bay của đối phương.
Kho vũ khí của “Hoa cúc vàng” bao gồm tên lửa siêu thanh 9M123 với tốc độ tối đa Mach 1,2. Nếu phiên bản cũ của loại đạn này chỉ được trang bị hệ thống dẫn đường bằng laser, thì phiên bản cải tiến mới 9M123-2 được hoạt động trên kênh radar. Điều này có nghĩa là Khrizantema-S sẽ có thể tiếp cận xe tăng phía sau màn khói.
Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Khrizantema-S của Nga. (Ảnh: RIA) |
Ngoài ra, 2 kênh dẫn bắn này được bảo vệ chống mọi biện pháp gây nhiễu từ đối phương. Đây là khả năng mà hầu như không có hệ thống chống tăng nào trên thế giới có được.
Đạn của Khrizantema-S có khả năng xuyên qua lớp giáp dày 1.200 mm, sau giáp phản ứng nổ ERA, tầm bắn 400 m tới 6.000 km với vận tốc bay 400 m/s.
Tất cả các phiên bản xe tăng trên thế giới ngày nay đều dễ bị Khrizantema-S công phá. “Hoa cúc vàng” là loại hệ thống tên lửa chống tăng duy nhất trên thế giới có khả năng tác chiến ngày đêm trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù, mưa tuyết, bão cát.
Hệ thống dẫn bắn, chỉ thị mục tiêp kép - radar và laser (quang điện tử) giúp tổ hợp có thể tấn công vào 2 mục tiêu khác nhau cùng một lúc, đảm bảo trúng đích ngay cả các mục tiêu di động.
Khrizantema-S được trang bị 16 tên lửa 9M123. Hơn nữa, bệ phóng và đài radar của “Hoa cúc vàng” có thể được triển khai khi đang di chuyển và ở những khu vực có địa hình hiểm trở. Khi tên lửa bắn trúng mục tiêu thì 2 vụ nổ xảy ra: trong vụ nổ đầu tiên vô hiệu hóa được hệ thống chuyển động lực của xe thiết giáp, vụ nổ thứ hai chọc thủng giáp bảo vệ.
Tuy nhiên, về nhược điểm của tổ hợp chống tăng, Sohu cho rằng tốc độ chiến đấu thấp cũng như khả năng gây nhiễu của radar do cây cối và bụi rậm tạo ra.
Khrizantema-S được phát triển bởi Phòng thiết kế chế tạo máy Kolomna (ngoại ô Moscow) vào năm 1996 để thay thế tổ hợp “Shturm-S” của Liên Xô. “Hoa cúc vàng” được chấp nhận đưa vào sử dụng vào năm 2004. Năm 2016, phương tiện này được hiện đại hóa, trang bị tầm ngắm mới với máy đo xa laser, hệ thống điều khiển radar, kênh dẫn đường bằng laser và hệ thống điều khiển chiến đấu tự động.
“Hoa cúc vàng” được thiết kế trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3, nhờ đó đã làm giảm đáng kể chi phí sản xuất và vận hành, cung cấp khả năng cơ động cao và khả năng vượt qua chướng ngại nước.
Tổ hợp tên lửa chống tăng có khả năng đi được quãng đường 600 km liên tục mà không cần tiếp nhiên liệu. Tốc độ tối đa 45 km/h trên địa hình gồ ghề và 70 km/h trên đường cao tốc. Để đưa tổ hợp vào vị trí chiến đấu chỉ mất 20 giây.
Vì sao tàu chiến Nga xuất hiện ở cảng Skagen của Đan Mạch?
Sau khi tàu nghiên cứu Akademik Ioffe thuộc Viện Đại dương học mang tên P.P. Shirshov, Viện Hàn Lâm Khoa học Nga bị bắt giữ ở Đan Mạch, một tàu chiến của Nga bất ngờ xuất hiện trên bản đồ của cơ quan giám sát giao thông hàng hải MarineTraffic.
Thanh Bình (lược dịch)