Hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu gạo ST24, ST25

Gia đình ông Hồ Quang Cua đã có đơn gửi đến Tổng cục QLTT đề nghị hỗ trợ bảo vệ thương hiệu giống lúa và gạo ST24, ST25 tại thị trường Việt Nam.

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, gia đình ông Hồ Quang Cua – tác giả chính của giống lúa và gạo ST24, ST25 - thương hiệu đã đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới” năm 2019 đã có đơn gửi đến Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đề nghị lực lượng hỗ trợ bảo vệ thương hiệu giống lúa và gạo ST24, ST25 tại thị trường Việt Nam.

Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị của gia đình ông Hồ Quang Cua về việc hỗ trợ bảo vệ thương hiệu giống lúa và gạo ST24, ST25, Tổng cục QLTT đã có văn bản chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc chủ động rà soát, thẩm tra, xác minh các nội dung doanh nghiệp phản ánh tại hồ sơ đối với các cơ sở bị cho là vi phạm trên địa bàn quản lý của Cục QLTT các tỉnh, thành phố.

Tổng cục QLTT đặc biệt lưu ý, đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, gian lận nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, bao bì, tem, nhãn hàng hóa, đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố kịp thời kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Bên cạnh đó, đối với hành vi xâm phạm quyền về giống cây trồng (giống lúa, gạo) thuộc phạm vi quản lý của Bộ/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục QLTT cũng yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (khi có đề nghị) để kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

{keywords}
Gạo ngon nhất thế giới ST25.

Trước đó, tại hội nghị Gạo thế giới TRT thường niên lần thứ 11 diễn ra tại Manila, Philippines từ ngày 11-13/11/2019, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đã giành được giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” cho loại gạo ST25. Tại sự kiện lớn nhất cuả ngành công nghiệp và thương mại gạo toàn cầu, The Rice Trader – nhà sáng lập và chủ sở hữu của cuộc thi đã công nhận giải thưởng này của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí – nhóm nghiên cứu phát triển giống gạo ST25 trước hơn 600 đại diện của ngành gạo quốc tế, bao gồm các diễn giả, nhà tài trợ và đại biểu tham dự.

Tiếp đến năm 2020, gạo ST25 cũng đạt giải cao tại cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới”.

Cuối tháng 04/2021, có 4 doanh nghiệp ở Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại thị trường Mỹ. Tháng 5/2021, Công ty T&L Global Foods Supply PTY LTD (Australia) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ST24, ST25 kèm nội dung “Gạo, Gạo ngon nhất thế giới”.

Trong khi đó, Công ty TNHH Hồ Quang Trí (Sóc Trăng, Việt Nam) đã làm đơn xin bảo hộ nhãn hiệu “Gạo ông Cua” tại thị trường Mỹ.  Đơn đăng ký nhận nhãn hiệu đã đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu và được USPTO tiếp nhận.

Đây có thể nói là động thái kịp thời của ông Hồ Quang Cua sau khi gạo ST25 - Gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam bị nhiều doanh nghiệp ở Mỹ tiến hành đăng ký sở hữu.

Ngoài ra, ngay khi các thông tin về doanh nghiệp Mỹ đăng ký sở hữu thương hiệu ST25, một doanh nghiệp của Úc cũng đã nộp đơn đăng ký thương hiệu sở hữu với ST25 tại Úc. Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã có nhiều động thái can thiệp kịp thời sau khi có thông tin này.

Trở lại với thị trường Việt Nam, theo gia đình ông Hồ Quang Cua, trên bao bì của một số sản phẩm trên thị trường có sử dụng dòng chữ mang ý nghĩa “The World’s Best Rice” (Gạo ngon nhất thế giới) mà tổ chức thương nhân lúa gạo toàn cầu (TRT) đã cấp cho sản phẩm gạo của gia đình ông. Đây cũng là cụm từ gia đình ông đã đăng ký độc quyền tại Mỹ.

Tuy nhiên, theo quy định của Việt Nam cụm từ này không thể được bảo hộ độc quyền trong nước dẫn đến khó khăn cho lực lượng QLTT trong việc xử lý các đối tượng mà gia đình ông Cua cho là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm của gia đình ông.

“Giống lúa ST25 đã được Cục trưởng Cục trồng trọt - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn cấp Bằng bảo hộ cho tác giả: Hồ Quang Cua và đồng tác giả: Trần Tấn Phương, Nguyễn Thị Thu Hương” ông Hồ Quang Cua chia sẻ.

Hiện nay, doanh nghiệp gia đình ông Hồ Quang Cua mới có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gạo cho các sản phẩm mang nhãn hiệu “SR SOC RICE”. Hai nhãn hiệu khác mang nhãn hiệu “Gạo Ông Cua”, “Gạo ST” đã nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và đang trong quá trình chờ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài ra, do chưa nắm rõ quy định của pháp luật nên gia đình ông Cua cũng chưa có hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm theo quy định. Việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gạo mang nhãn hiệu “Gạo Ông Cua’, “Gạo ST” chưa có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gạo cũng như hồ sơ tự công bố dẫn đến tình trạng chưa đủ căn cứ để lực lượng QLTT xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu này.

Tổng cục QLTT đã trao đổi, hướng dẫn đại diện gia đình ông Hồ Quang Cua tiến hành hoàn thiện hồ sơ để bảo hộ cho 2 nhãn hiệu nêu trên, cũng như hoàn thiện thủ tục về chất lượng sản phẩm nhằm góp phần phòng chống việc làm giả, làm nhái nhãn hiệu gạo nổi tiếng này. 

Hiền Anh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !