Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Covid-19 Moderna và Pfizer sau tiêm 6 tháng

Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Covid-19 Moderna và Pfizer bị giảm trong 6 tháng sau tiêm mũi thứ 2. 

Hôm 5/8, hãng dược Moderna công bố vắc-xin Covid-19 của hãng duy trì hiệu quả phòng bệnh là 93% trong 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai.

Trước đây, trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3, Moderna cho biết hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Covid-19 Moderna là 94,5%.

{keywords}
Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Covid-19 Moderna và Pfizer giảm trong 6 tháng sau tiêm mũi thứ 2. (Ảnh minh họa)

Điều này cho thấy, trong 6 tháng sau mũi tiêm thứ 2, hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Covid-19 Moderna vốn được sản xuất bằng công nghệ mRNA không thay đổi nhiều so với giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

CEO của hãng Moderna là ông Stéphane Bancel đã đưa ra thông tin trên trong tuyên bố cập nhật vào ngày 5/8. Theo ông Bancel, “hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin duy trì ở mức 93% trong vòng 6 tháng”.

Song ông Bancel cũng nhấn mạnh, biến chủng Delta là “mối đe dọa mới và nguy hiểm nên chúng ta cần duy trì cảnh giác”.

Đáng nói, dù hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Covid-19 Moderna ở mức cao, song hãng này vẫn tuyên bố một mũi tiêm tăng cường là cần thiết và nên được tiêm trước giai đoạn mùa đông để tối ưu hóa khả năng bảo vệ của vắc-xin.

Cũng sản xuất trên công nghệ mRNA, hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Covid-19 Pfizer/BioNTech cứ 2 tháng lại giảm mất 6%. Điều này đồng nghĩa với việc, trong 6 tháng sau tiêm mũi thứ 2, hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Covid-19 Pfizer/BioNTech giảm chỉ còn khoảng 84%.

Hiện hãng dược Pfizer/BioNTech đang cố gắng vận động Cơ quan Quản lý Dược Phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cùng Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) phê duyệt tiêm thêm mũi thứ 3 trong chương trình tiêm phòng vắc-xin Covid-19 của chính phủ Mỹ.

Trong tuyên bố chung hôm 8/7, cả FDA và CDC đều cho hay việc thêm 1 mũi tăng cường hiện chưa cần thiết, nhưng chuyện này có thể thay đổi do nhiều nước như Israel đã yêu cầu tiêm thêm mũi thứ 3 vắc-xin Covid-19 Pfizer để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin, cũng như ngăn chặn các biến chủng virus corona có khả năng lây lan nhanh.

Tuy nhiên, trong tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới hoãn tiêm thêm 1 mũi tăng cường vắc-xin Covid-19 để đảm bảo nguồn cung giúp tất cả người dân ở các quốc gia khác được tiêm ít nhất là 1 mũi vắc-xin.  

“WHO kêu gọi các nước dừng triển khai tiêm mũi vắc-xin Covid-19 tăng cường cho tới ít nhất là cuối tháng Chín để đảm bảo mục tiêu ít nhất 10% dân số tại các nước được tiêm phòng”, AP dẫn lời Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Các quan chức WHO cũng nhấn mạnh, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh việc tiêm thêm mũi thứ 3 cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 đạt hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Theo ước tính của WHO, nếu như 11 quốc gia giàu triển khai tiêm thêm mũi vắc-xin tăng cường cho người dân, họ sẽ sử dụng tới 440 triệu liều. WHO cho rằng, số lượng vắc-xin này sẽ hữu ích hơn trong việc kiềm chế đại dịch Covid-19 nếu chúng được chuyển đến các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp, nơi hơn 85% người dân tương đương khoảng 3,5 tỷ người còn chưa được tiêm mũi 1 vắc-xin. WHO cảnh báo, vắc-xin hiện vẫn là nguồn tài nguyên khan hiếm trên thế giới. 

Ông Ghebreyesus cho biết các nước giàu hơn có  tỷ lệ mũi tiêm vắc-xin trên 100 người là 100/100. Trong khi ở các nước thu nhập thấp do ảnh hưởng bởi nguồn cung vắc-xin hạn hẹp, tỷ lệ mũi tiêm vắc-xin trên 100 người là 1,5/100.

Trung Quốc đối mặt dịch Covid-19 bùng phát trầm trọng nhất sau nhiều tháng

Trung Quốc đối mặt dịch Covid-19 bùng phát trầm trọng nhất sau nhiều tháng

Sau nhiều tháng, Trung Quốc đang chứng kiến đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất xuất hiện ở ít nhất 18 tỉnh. 

Minh Thu (lược dịch)

Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc bất ngờ từ chức

Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Sung-han bất ngờ xin từ chức trước chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Yoon Suk Yeol tới Mỹ.

Cháy phà chở khách ở Philippines, 10 người thiệt mạng

10 người đã thiệt mạng khi một chiếc phà chở hơn 200 khách bốc cháy ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Basilan, miền nam Philippines.

Tình cảnh thương tâm của cặp vợ chồng ăn nhầm cá nóc có độc

Người chồng mua nhầm cá nóc chứa độc tố mà không hề hay biết dẫn tới việc cụ bà Lim Siew Guan (83 tuổi) người Malaysia ăn phải và qua đời.

Hồ sơ giải mật hé lộ yêu cầu đặc biệt của Nữ hoàng Anh khi thăm Đức

“Hãy chuẩn bị 2 con ngựa phù hợp với một nữ hoàng!”. Đó là yêu cầu về quà tặng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức năm 1978, theo tuần báo Der Spiegel.

Chưa kịp đổi đời đã đối mặt án tù 10 năm vì ăn cắp 12.000 tờ vé số

Ôm hy vọng làm giàu nhanh chóng, người đàn ông đã ăn trộm gần 12.000 vé xổ số, nhưng kết cục lại phải đối mặt với án tù 10 năm.

Số phận những hậu duệ ít ỏi cuối cùng của Adolf Hitler

Gia tộc của trùm phát xít Adolf Hitler chỉ có 5 hậu duệ còn sống và theo một số nguồn tin những thành viên còn lại này đã quyết tâm không bao giờ sinh sản, đặt dấu chấm hết cho huyết thống Hitler.

Giáo hoàng Francis phải nhập viện

Theo thông cáo từ Vatican, Giáo hoàng Francis đã bị nhiễm trùng đường hô hấp và sẽ phải nằm viện trong vài ngày để điều trị.

Vua Charles III của Anh lần đầu công du nước ngoài

Đức trở thành điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Vua Charles III, sau khi ông phải hoãn chuyến thăm Pháp vì biểu tình.

Tìm thấy khối vàng cực lớn bằng thiết bị dò kim loại nghiệp dư

Hơn 170 năm kể từ khi cơn sốt tìm vàng ở Australia kết thúc, một người đàn ông đã đào được một khối vàng tự nhiên nặng 4,6kg, trị giá 240.000 AUD tại mỏ vàng ở Victoria.

Trung Quốc dọa trả đũa nếu Chủ tịch Hạ viện Mỹ gặp lãnh đạo Đài Loan

Trung Quốc ngày 29/3 đe dọa sẽ trả đũa nếu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trong tuần này và kêu gọi Mỹ không cho phép bà quá cảnh.

Đang cập nhật dữ liệu !