Hé lộ thân thế của các thủ lĩnh Taliban khét tiếng

Washington Post mới đây đã tiết lộ chi tiết về thân thế và vai trò của một số thủ lĩnh trong phong trào Taliban cực đoan.

Theo đó, ấn phẩm của Mỹ đã liệt kê tên của 4 đại diện có ảnh hưởng nhất đối với Taliban.

Haibatullah Akhundzada

Người đầu tiên trong danh sách theo Washington Post là Haybatullah Akhundzada, được coi là thủ lĩnh tối cao của Taliban.

Akhundzada lên nắm quyền vào năm 2016 sau khi lãnh đạo trước đó của phong trào, Akhtar Mohammad Mansour bị sát hại trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Pakistan.

{keywords}
Thủ lĩnh Taliban Haibatullah Akhundzada được cho khoảng 60 tuổi và hiện chưa rõ tung tích. (Ảnh:Reuters)

Được biết, Akhundzada là một giáo sĩ từng là thẩm phán hàng đầu của Taliban, vào năm 2001 Akhundzada chạy trốn tới Pakistan, nơi ông dạy tại các trường tôn giáo trước khi tái gia nhập phục vụ dưới quyền của Mansour.

Theo các nguồn tin, Akhundzada không có nhiều kinh nghiệm về quân sự và kể từ khi trở thành thủ lĩnh của Taliban ông đã làm việc để củng cố tài chính của lực lượng này, một phần thông qua việc buôn bán ma túy, đồng thời cố gắng thống nhất các phe phái và củng cố quyền lực.

Akhundzada không xuất hiện trước công chúng trong nhiều năm. Tuy nhiên, theo truyền thông địa phương, Akhundzada đang ở Kandahar, nơi ông đang đàm phán về việc thành lập một chính phủ Afghanistan mới.

Abdul Ghani Baradar 

Một thủ lĩnh khác của Taliban là Abdul Ghani Baradar chủ yếu giải quyết các vấn đề chính trị và đứng đầu văn phòng truyền thông của lực lượng này.

Không giống như Akhundzada, Baradar là một người của công chúng đặc biệt chính Baradar là người dẫn đầu phái đoàn Taliban trong các cuộc đàm phán với Mỹ tại Qatar và trực tiếp giao tiếp với Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump.

{keywords}
Abdul Ghani Baradar (đi đầu) là thủ lĩnh xuất hiện công khai nhất trong các nhân vật chủ chốt của Taliban. (Ảnh: Reuters)

Ngoài ra, chính Baradar cũng là người đưa ra lời kêu gọi người dân Afghanistan sau khi Taliban chiếm hoàn toàn nước này.

Baradar từng là nhà đàm phán cho các cuộc đàm phán hòa bình và là nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của tổ chức. Baradar cũng là một trong những người sáng lập ban đầu của Taliban. Baradar bị bắt giam vào năm 2010 tại Pakistan trước khi được trả tự do vào năm 2018 theo yêu cầu của chính phủ Mỹ để ông có thể giữ vai trò lãnh đạo của nhóm trong các cuộc đàm phán hòa bình.

Mohammad Yaqoob

Mohammad Yaqoob là con trai cả của người sáng lập Taliban Mohammed Omar và là người đứng đầu quân đội của tổ chức này.

Là một gương mặt tương đối mới trong phong trào. Tuy nhiên, Yaqoob nhanh chóng nổi tiếng sau cái chết của cha mình vào năm 2013. Theo một số chuyên gia, Yaqoob được coi là một thủ lĩnh ôn hòa nhất của nhóm cực đoan này.

Chính Yaqoob là người đã kêu gọi các chiến binh kiềm chế, không cướp phá các ngôi nhà do dân thường để lại và không tấn công quân đội Afghanistan, đồng thời đảm bảo rằng các khu chợ và cửa hàng tiếp tục hoạt động ở nước này sau khi chế độ trước sụp đổ.

Sirajuddin Haqqani

Một đại diện đáng chú ý khác của Taliban là Sirajuddin Haqqani, con trai của Jalaluddin Haqqani, người thành lập mạng lưới Haqqani, một nhánh của Taliban được Mỹ coi là nhóm khủng bố. Mạng lưới Haqqani, một nhóm được tổ chức lỏng lẻo có nhiệm vụ giám sát các tài sản tài chính và quân sự của Taliban qua biên giới Pakistan - Afghanistan. Hiện Sirajuddin là người đứng đầu mạng lưới Haqqani và là phó thủ lĩnh của Taliban.

Liên minh do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan đã thực hiện việc tiêu diệt mạng lưới này, được biết đến với các vụ đánh bom chết người. Nhưng đến năm 2017, nhóm này đã trở lại đáng sợ hơn, khi thu nạp được 5.000 chiến binh ở đông nam Afghanistan, tất cả đều do Sirajuddin Haqqani chỉ huy.

Sirajuddin bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy nã để thẩm vấn liên quan đến vụ tấn công năm 2008 vào một khách sạn ở Kabul khiến 6 người thiệt mạng, trong đó có 1 người Mỹ.

Theo Al Jazeera, Taliban đã liên tục giao tranh với quân chính phủ Afghanistan nhờ sự hẫu thuẫn của phương Tây kể từ khi lực lượng này bị lật đổ vào năm 2001.

Ban đầu, phong trào thu hút các thành viên từ những chiến binh du kích được gọi là “mujahideen” từng tham gia cuộc chiến với chính phủ Cộng hoà Dân chủ Afghanistan do Liên Xô hậu thuẫn trong thập niên 1980. Lực lượng này nhận được sự hỗ trợ của Cục Tình báo trung ương Mỹ và các cơ quan tình báo Pakistan. Hầu hết các thành viên của họ là người Pashtun, nhóm dân tộc lớn nhất trong cả nước. Tên Taliban có nghĩa là “những sinh viên ở Pashto”.

Lực lượng Taliban nổi lên vào năm 1994 với tư cách là một trong những phe chiến đấu trong cuộc nội chiến, tiếp tục kiểm soát hầu hết đất nước vào năm 1996 và áp đặt luật Hồi giáo Sharia. Phe đối lập và các nước phương Tây cáo buộc Taliban thực thi một cách tàn bạo luật Hồi giáo và đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số.

Taliban hiện nay một lần nữa trỗi dậy khi đã giành hoàn toàn kiểm soát Afghanistan nhờ chiến dịch tiến quân chớp nhoáng sau khi Mỹ và các lực lượng nước ngoài rút quân.

Người sáng lập và thủ lĩnh ban đầu của Taliban là Mullah Mohammad Omar, người đã lẩn trốn sau khi Taliban bị các lực lượng địa phương do Mỹ hậu thuẫn lật đổ, sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Nơi ở của Omar bí mật đến nỗi cái chết của ông vào năm 2013 mãi hai năm sau mới được con trai ông xác nhận.
Mỹ ‘quên’ người phiên dịch đã cứu ông Biden ở Afghanistan 13 năm trước

Mỹ ‘quên’ người phiên dịch đã cứu ông Biden ở Afghanistan 13 năm trước

Người Mỹ đã bỏ lại người phiên dịch địa phương Mohammed ở Afghanistan, người đã giúp đỡ Tổng thống Mỹ hiện tại Joe Biden vào năm 2008.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !