Hé lộ lý do thực sự Ấn Độ “phũ phàng” với Su-57 của Nga

Ấn Độ từng có kế hoạch đầy tham vọng để phát triển máy bay chiến đấu tàng hình với Nga, nhưng đột nhiên bỏ cuộc giữa chừng, truyền thông Mỹ gần đây đã tiết lộ lý do.

Theo báo cáo mới đây của The National Interest, 10 năm sau chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57, Tập đoàn sản xuất Sukhoi cuối cùng đã chuẩn bị để bàn giao lô máy bay chiến đấu đầu tiên cho Quân đội Nga. Ban đầu, Sukhoi dự định sẽ giao lô máy bay chiến đấu Su-57 đầu tiên vào cuối năm 2019, nhưng do một vụ tai nạn cuối năm 2019, việc giao hàng đã bị đình chỉ.

{keywords}
Máy bay Su-57 của Nga. Nguồn: Huanqiu

Sự phát triển đầy “sóng gió” của máy bay chiến đấu Su-57 làm cho máy bay này xuất hiện nhiều nhân tố không xác định. Ngay từ đầu năm 2018, Ấn Độ tuyên bố sẽ cùng phát triển máy bay chiến đấu tàng hình này với Nga, khi đó, Ấn Độ khẳng định sẽ phụ trách giải quyết những khó khăn về vấn đề bảo đảm kinh phí và phát triển thương mại.

Tuy nhiên, đến tháng 4/2018, Ấn Độ lại rút khỏi kế hoạch hợp tác phát triển. Theo các quan chức Không quân Ấn Độ, nguyên nhân Ấn Độ rút khỏi kế hoạch với Nga là do máy bay chiến đấu Su-57 quá đắt tiền, thiết kế kém và động cơ cũ, không đáng tin cậy.

{keywords}
Không chỉ Su-57, Ấn Độ cũng “chê bai” Su-30 MKI Nga. Nguồn: Huanqiu.

Theo các báo cáo, các khiếu nại từ Ấn Độ chỉ ra rằng, có một khoảng cách lớn giữa việc nghiên cứu và lượng sản xuất thực tế của máy bay tàng hình “đình đám” này, tức là trên thiết kế máy bay này tương đối hoàn chỉnh, nhưng để nó có thể bay trong thực tế lại là chuyện khác. Quá trình nghiên cứu phát triển tất cả các thiết bị bay nói chung đều tương đối khó khăn, rất nhiều máy bay đã nhận được các “đánh giá xấu” ngay từ những thử nghiệm ban đầu, nhưng những khiếu nại từ Ấn Độ lại làm Nga đặc biệt lo lắng.

Khi đó, Sukhoi phát triển 2 biến thể của máy bay chiến đấu Su-57, một cho Nga và một cho Ấn Độ. Không quân Ấn Độ đã tham vọng muốn mua 144 máy bay chiến đấu tàng hình và doanh thu từ giao dịch này sẽ hỗ trợ toàn bộ quá trình phát triển máy bay chiến đấu Su-57, Ấn Độ cũng có kế hoạch đầu tư 6 tỉ USD vào công việc thiết kế.

{keywords}
Su-57 từng bị rơi khi thử nghiệm hồi cuối năm 2019. Nguồn: Huanqiu.

Phiên bản Su-57 của Nga được cho là đơn giản hơn phiên bản Ấn Độ, do phiên bản của New Delhi được lên kế hoạch sẽ trang bị hệ thống điện tử hàng không do nước này tự sản xuất và có thể tương thích với nhiều vũ khí hơn. Tuy nhiên, phiên bản Su-57 của Ấn Độ cuối cùng vẫn chỉ nằm trên giấy, xét theo góc độ của New Delhi, sự tiến bộ trong phiên bản Su-57 của Nga là không đủ.

Các quan chức của Không quân Ấn Độ đã liệt kê ít nhất 4 yếu điểm “chết người” của máy bay chiến đấu Su-57, chủ yếu là động cơ AL-41F không đáng tin cậy, radar không đủ khả năng và thiết kế khung máy bay kém ảnh hưởng đến hiệu suất tàng hình. Cân nhắc trước những thiếu sót này, Ấn Độ tin rằng khoản trả trước 6 tỷ USD là quá nhiều.

Các quan chức Nga đã trả lời rằng “tất cả chỉ là tạm thời”, động cơ AL-41F chỉ được sử dụng tạm thời trước khi động cơ mới mạnh hơn được chế tạo thành công trong tương lai, radar cũng là tạm thời và một radar mới sẽ được phát triển cho phiên bản Su-57 của Ấn Độ thời gian tới.

{keywords}
Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp. Nguồn: Huanqiu.

Nếu vấn đề chỉ là động cơ và radar thì Ấn Độ vẫn có thể chấp nhận, những phàn nàn của Ấn Độ về thiết kế kém của thân máy bay Su-57 mới là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài việc máy bay dễ bị tai nạn, các khoảng trống và cấu trúc góc khác nhau của thiết kế khung máy bay cũng sẽ làm tăng cường tín hiệu phản xạ radar, giảm đáng kể hiệu suất tàng hình của máy bay này, thậm chí Ấn Độ cho rằng, Su-57 còn không xứng đáng là máy bay thế hệ 5.

Theo các báo cáo, ngay từ năm 2013, Sukhoi đã gặp phải vấn đề với việc kiểm soát chất lượng của máy bay chiến đấu Su-57. Ít nhất đã có “miếng vá” trên cánh một nguyên mẫu để tránh việc “giải thể” toàn bộ máy bay khi bay.

Tuy nhiên, cũng có nhiều suy đoán rằng Ấn Độ phàn nàn về các vấn đề khác nhau của Su-57 có thể có động cơ chính trị, bởi vì Ấn Độ cũng có kế hoạch mua một máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp. Việc hủy bỏ kế hoạch Su-57 với Nga là nhằm sử dụng số kinh phí đó để mua sắm máy bay Pháp, tuy nhiên các đảng đối lập đã gọi thỏa thuận với Pháp là "dấu vết tham nhũng", lý do cho cáo buộc này là chi phí quá cao của hợp đồng.

Đức Trí (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !