Chán “chơi” Su-57, Nga yêu cầu máy bay mới có giá rẻ nhưng hiệu suất cao như F-35
Quân đội Nga vừa đăt ra yêu cầu “trên trời” đối với máy bay chiến đấu mới, đó là giá rẻ như máy bay dòng MiG nhưng có hiệu suất chiến đấu ngang ngửa F-35.
Hãng thông tấn Sputnik ngày 21/4 dẫn báo cáo của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga cho biết, Tập đoàn này đang có kế hoạch phát triển một nền tảng hàng không mới, phù hợp với các hoạt động không chiến cấp chiến thuật trong tương lai, nòng cốt của hoạt động này sẽ là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ. Thiết kế khí động học trong giai đoạn đầu tiên của máy bay này sẽ có trị giá 4 triệu USD.
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Nguồn: Sohu. |
Hai đơn vị thiết kế máy bay “đình đám” của Nga là Cục thiết kế Mikoyan và Cục thiết kế Sukhoi sẽ cùng hợp tác sản xuất máy bay này. Theo yêu cầu của Quân đội Nga, đây sẽ là máy bay đa năng tàng hình hai động cơ với “giá rẻ, tính năng cao”. Nga đã gây “sốc” cho toàn thế giới khi đặt ra mục tiêu máy bay mới sẽ có giá của MiG nhưng đạt hiệu suất chiến đấu của F-35.
Được biết, máy bay mới này sẽ trang bị một động cơ đôi, với động cơ này thì hiệu suất của nó sẽ không thua kém so với máy bay F-35 của Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả máy bay chiến đấu một động cơ hạng nhẹ của Thụy Điển Saab JAS 39 Gripen đã có giá 48 triệu USD, liệu máy bay Nga với 2 động cơ và có chức năng tương tự như F-35 sẽ thấp hơn giá 48 triệu USD?
Máy bay một động cơ Saab JAS 39 Gripen của Thụy Điển. Nguồn: Sohu. |
Victor Murakhovsky, Tổng biên tập Tạp chí Sức mạnh quân sự quốc gia Nga bày tỏ không đồng ý với khái niệm mới này, ông tin rằng máy bay mới sẽ là máy bay động cơ đơn, là sự kết hợp giữa máy bay chiến đấu đa năng MiG-35 và máy bay huấn luyện Yakovlev Yak-130. Máy bay này có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ chiến đấu và được trang bị các thiết bị điện tử hàng không mới nhất, bao gồm radar với ăng-ten lưới chủ động mảng hỗn hợp AFAR, có thể sống sót và giành chiến thắng trước F-35.
Nga từ bỏ MiG-35 là do giá thành của máy bay này quá đắt, lên đến 45 triệu USD. Với những khó khăn tài chính hiện nay của Nga, thì việc Quân đội Nga yêu cầu máy bay chiến đấu mới phải có giá thành rẻ hơn MiG-35 là điều chấp nhận được. Nhưng ông cũng cho rằng, với số tiền ít như vậy, thì hiệu suất chiến thuật và kỹ thuật của loại máy bay mới này cũng chỉ ở mức độ “giá rẻ”.
MiG-35 chỉ phù hợp để xuất khẩu sang các nước khác. Nguồn: Sohu. |
Nếu đề xuất của Quân đội Nga ưu tiên quan tâm đến hiệu suất chiến đấu của máy bay, thì tiêu chuẩn MiG-35 là lựa chọn hàng đầu và một phiên bản đơn giản hóa cũng có thể được sử dụng để giảm chi phí. Ngoài MiG-35 thì vẫn còn một lựa chọn khác đó là máy bay huấn luyện Yak-130, sau khi nâng cấp máy bay này sẽ có thể trở thành máy bay tấn công hạng nhẹ.
Yak-130 là một máy bay độc đáo, nó có khả năng mô phỏng hiệu suất bay của nhiều loại máy bay khác nhau, bao gồm cả máy bay NATO. Máy bay có thể bay với tốc độ cận âm và có thể hoàn thành 90% các bài tập. Nó cũng có chức năng như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ và khi chiến đấu với đối thủ cùng cấp nó được coi như một “kẻ khủng bố”. Ngoài ra máy bay này còn có một chức năng khác đó là ném bom, phiên bản nâng cấp của Yak-130 có thể hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của Quân đội Nga.
Máy bay huấn luyện Yak-130. Nguồn: Sohu. |
Việc kết hợp 2 loại máy bay trên để tạo ra một máy bay mới là điều có thể thực hiện được, tuy nhiên, Quân đội Nga lại có một yêu cầu khó khăn hơn nữa đó là 2 động cơ, theo các chuyên gia, với một mức giá thấp như máy bay MiG thì chỉ có thể chế tạo loại máy bay chiến đấu 1 động cơ.
Hiện nay, Su-57 của Nga là máy bay 2 động cơ, có khả năng tàng hình, nhưng dòng máy bay này có giá thành cao, lên đến hơn 50 triệu USD, hiệu suất của nó so với F-35 vẫn chưa được khẳng định một các chính xác. Ngoài ra, Công ty MiG của Nga trước đây cũng đưa ra kế hoạch được gọi là hệ thống hàng không đánh chặn tầm xa trong tương lai. So với Su-57, thì nó sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc lớn hơn nhiều, bởi vì chiếc máy bay này, đã được biết đến với tên MiG-41, thuộc thế hệ thứ 6.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57. Nguồn: Sohu. |
Được biết, vào tháng 2/2020, Tập đoàn hàng không thống nhất UCA đã hợp nhất hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu nước Nga Sukhoi và MiG. Việc sáp nhập này cho phép Nga thực hiện hiệu quả hơn các chương trình hiện có và phát triển các dự án triển vọng mới. Việc sáp nhập này cũng đồng nghĩa với việc các kế hoạch cũ của MiG và Sukhoi sẽ phải thay đổi, trong đó có kế hoạch MiG-41. Đây cũng là nền tảng để Quân đội Nga đưa ra một yêu cầu “trên trời” như vậy.
Đức Trí (lược dịch)