Hành trình nghiên cứu vắc xin Covid-19 Made In Việt Nam

Sars-Cov-2 là chủng virus mới nhất, các nhà nghiên cứu Việt Nam tự hào vì đã bắt đầu hành trình thứ hai cho loại vắc xin Covid-19 thành công, chuẩn bị bước vào giai đoạn 3 để có thể cho ra đời loại vắc xin cả thế giới trông chờ.

Bước chuyển ngoặt hợp thời

Khi dịch Covid-19 xảy ra tại Trung Quốc từ tháng 1/2020, việc sản xuất vắc xin cho căn bệnh truyền nhiễm này đã được các quốc gia trên thế giới bắt tay vào thực hiện cấp tốc.

Tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng, chống dịch Covid-19.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH)- Bộ Y tế, cho biết từ đầu năm 2020, 1 nhóm nhà nghiên cứu của công ty đã sang Anh đã nghiên cứu theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ Anh dành cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu sang Anh thì dịch Covid-19 xảy ra. Các nghiên cứu viên đã chuyển hướng sang nghiên cứu vắc xin Covid-19 thay đổi kế hoạch nghiên cứu như ban đầu.

Khác với các vắc xin truyền thống, công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 lần này là công nghệ vector virus thay vì các công nghệ vắc xin bất hoạt hay sống giảm độc lực như truyền thống. 

TS Đạt cho biết, sau hơn 2 tháng nghiên cứu nỗ lực, nhóm nghiên cứu đã tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 lần 2, 50 con chuột được tiêm thử nghiệm có đáp ứng miễn dịch.

{keywords}
Nghiên cứu tìm ra vắc xin Covid-19

Sau hai đợt thử nghiệm vào ngày 15/5 và 29/5, các chuyên gia tiêm vắc xin Covid-19 trên chuột, kết quả bước đầu cho thấy số lượng chuột vẫn khỏe mạnh, có đáp ứng miễn dịch.

Các chuyên gia của Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng có kết luận khi tiêm so sánh với chính chủng virus hoang dại đã được bất hoạt cho chuột, các chuyên gia đã xác định các mẫu huyết thanh này đã cho đáp ứng kháng thể, trong đó có những mẫu đáp ứng khá cao.

TS Đạt cho rằng với kết quả khả quan như trên thì Việt Nam có thể lập kế hoạch thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên người để có thể đánh giá được hiệu quả của vắc xin. Nếu vắc xin này thành công sẽ được sản xuất với hiệu suất lớn khoảng 1 triệu liều. Hiện nay, về phía công ty, ông Đạt cho biết nhóm nghiên cứu cũng chịu áp lực vì Chính phủ giao phải có kết quả nhanh và luôn luôn nhanh bởi đại dịch Covid-19 vẫn đang “nhấn chìm” cả thế giới và nếu không có vắc xin thì dịch chưa thể kết thúc.

Hơn nữa, nguy cơ làn sóng thứ hai có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại Việt Nam nhất là các chuyên gia lo lắng khi vào thời điểm mùa đông sắp tới. Để khống chế dịch Covid-19 bắt buộc các quốc gia đó phải làm chủ được nguồn vắc xin.

{keywords}
Nghiên cứu tìm ra vắc xin Covid-19

Chạy đua với thời gian

Thạc sĩ Mạc Văn Trọng - Công ty TNHH Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế là một trong 4 thành viên của nhóm nghiên cứu kể về quá trình “chạy đua” của nhóm mình. Từ đầu năm, thạc sĩ Trọng cùng 4 đồng nghiệp sang Anh nghiên cứu hướng mới sản xuất vắc xin theo công nghệ hiện đại. Khi dịch Covid-19 xảy ra, nhóm đã nghiên cứu về vắc xin cho đại dịch. Từ trước tới nay, vắc xin đại dịch hầu như vẫn chưa được đưa vào thương mại.

Khó khăn của nhóm đó là giữa lúc đang nghiên cứu thì Anh đóng cửa, các viện nghiên cứu cũng đóng cửa. Thạc sĩ Trọng cùng các đồng nghiệp nhanh chóng gói ghém “virus” gửi về trước. Những gói hàng sinh phẩm chuẩn, hoá chất… được đưa về Việt Nam. Khi ấy, lo ngại nhất khi đó là không chuyển được mẫu về Việt Nam, bởi nếu thế thì kết quả nghiên cứu gần 2 tháng trời sẽ đổ sông đổ biển. May mắn là các thành viên vừa rời đi thì nước Anh phong tỏa và về đến Việt Nam ngay sát thời điểm đóng cửa đường hàng không hồi cuối tháng 3.

Hết thời gian cách ly, để bù cho độ trễ, nhóm đã nghiên cứu ngày, đêm để bắt tay vào làm việc. Phòng nghiên cứu vắc xin Covid-19 trở thành phòng cách ly đặc biệt, sáng đèn 24/24. Nhờ thế, đến nay nhóm nghiên cứu đã đưa ra những con số khả quan.

Thạc sĩ Trọng cho biết khó khăn lớn nhất đó là đại dịch các nguồn cung cấp sinh phẩm chuẩn, hoá chất để sản xuất vắc xin cực kỳ khó. Hầu như ngay cả tại Châu Âu, Mỹ các viện nghiên cứu đều rơi vào tình trạng như vậy. Qua các mối quan hệ với phòng nghiên cứu trên thế giới, dần dần các nhà nghiên cứu cũng có các sinh phẩm chuẩn.

TS Đạt cho biết bình thường để cho ra đời một loại vắc xin cần khoảng 5 đến 7 năm. Với nỗ lực hiện nay, để cho ra đời vắc-xin hoàn chỉnh cần 9 – 12 tháng nữa nhưng đây một thành tựu rất đáng kể. Đề tài này dự kiến đến tháng 10/2021, TS Đạt hi vọng sẽ “cập bến” nhanh nhất có thể. Những thí nghiệm với virus Sars-CoV-2 thực sự là một bài học về sản xuất vắc xin đại dịch cho Việt Nam.

{keywords}
Các chuyên gia tiêm thử dự tuyển vắc xin cho chuột.

Công trình nghiên cứu này không chỉ cho ra đời vắc xin cả thế giới đang trông chờ mà  mục tiêu lớn hơn là giúp tăng tính chủ động về vắc xin cho Việt Nam, nhất là các vắc xin đại dịch. Virus Corona có rất nhiều chủng ví dụ như đã gây ra dịch SARS năm 2003, MesrCoV năm 2015, ông Đạt cho biết nếu trong tương lai xuất hiện thêm chủng mới của virus này và có thể gây thành đại dịch thì sẵn công nghệ đã có các nhà sản xuất vắc xin chỉ cần “lắp ráp” phần gen của chủng virus mới vào là có thể cho ra đời vắc xin mới cho đại dịch đó. Đây thực sự là điều mà các chuyên gia mong muốn ở dự án lần này.

TS Đạt cũng cho biết thêm, dự án của Vabiotech có thể tăng tốc còn do được “hưởng lợi” từ những kết quả của đề tài nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của virus SARS-CoV-2 mà Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã triển khai.  Nhờ các nhanh chóng giải mã, phân lập được virus SARS-CoV-2  mà ngành sản xuất vắc xin cũng làm chủ được tình hình hiện nay.

Khi các phòng xét nghiệm chuẩn trên thế giới phải đóng cửa hoặc rất nhiều quốc gia phải “xếp hàng” chờ đợi thì test của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã gỡ rối cho nhóm nghiên cứu rất hiệu quả.

Theo các nhà nghiên cứu, Việt Nam không đặt mục tiêu dẫn đầu trong nghiên cứu vắc xin Covid-19 nhưng sẽ đón đầu. Đó là, các nhà nghiên cứu sẽ kế thừa được các kinh nghiệm của thế giới ứng phó với loại virus rất mới Sars-CoV-2 để có thể cho ra đời vắc xin Made in Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Phương Thuý

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !