Hành trình "ngã ngựa" của cựu Tổng thống Zimbabwe Mugabe

Hãng tin Reuters mới đây đã có bài viết tường thuật chi tiết về việc ông Robert Mugabe, người từng là Tổng thống Zimbabwe, đã bị lật đổ khỏi vị trí lãnh đạo của mình sau gần 4 thập kỷ cầm quyền.

Tại dinh thự của mình ở thủ đô Zimbabwe, ông Robert Mugabe đã đối mặt với tình huống xấu nhất trong 37 năm cầm quyền của mình. Xe tăng xuất hiện trên đường phố, binh lính chiếm lĩnh đài truyền hình quốc gia và một tướng quân đội sau đó tuyên bố rằng họ đã kiểm soát thủ đô Harare.

Cựu Tổng thống Robert Mugabe cùng vợ là bà Grace.

Trong bối cảnh đó, ông Mugabe, lãnh đạo của Zimbabwe kể từ khi nước này tuyên bố độc lập, nhất quyết không từ chức.

Theo hai nhân chứng có mặt, trong một cuộc gặp mặt căng thẳng với các tướng lĩnh Zimbabwe vào ngày 16/11, ông Mugabe nói rằng “hãy mang hiến pháp ra đây và nói với tôi trong đó đề cập những gì” với tư lệnh quân đội Constantino Chiwenga. Một quan chức thân cận đã mang ra một bản sao chép hiến pháp Zimbabwe, trong đó nói rằng Tổng thống cũng đóng vai trò là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang.

Ông Chiwenga đáp lại rằng Zimbabwe đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tầm cỡ quốc gia, buộc quân đội phải can thiệp. Ông Mugabe nói rằng chính quân đội mới là vấn đề, dù vậy ông cũng tỏ ý rằng ông muốn hai bên cùng nhau tìm ra giải pháp chung.

Cuộc gặp này đã bắt đầu cuộc đối đầu kéo dài 5 ngày giữa ông Mugabe cùng luật pháp tối thượng của mình và quân đội, đảng của ông cùng người dân Zimbabwe. Các tướng lĩnh muốn ông Mugabe ra đi, nhưng họ cũng muốn cuộc đảo chính này diễn ra trong hòa bình, không làm chính quyền mới tiếp quản sau khi ông Mugabe từ chức bị mất uy tín.

Cuối cùng, vị Tổng thống lâu năm của Zimbabwe đã chấp nhận thất bại sau khi bị chính đảng ZANU-PF của mình vứt bỏ và đối mặt với nguy cơ bị khởi tố. Ông đã ký một bức thư từ chức ngắn, được Chủ tịch Quốc hội Zimbabwe Jacob Mudenda đọc trước những nghị sĩ có mặt vào ngày 21/11.

Cả nước Zimbabwe bày tỏ sự hân hoan trước tin này. Nghị sĩ quốc hội nhảy múa, trong khi hàng chục ngàn người dân đổ ra đường ăn mừng trước sự sụp đổ của một lãnh đạo lâu năm mà một tuần trước đó không ai nghĩ rằng có thể xảy ra.

Sự cạnh tranh quyết liệt

Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 9, dựa trên một loạt những tài liệu từ Tổ chức Tình báo Trung ương Zimbabwe, hãng tin Reuters nói rằng quân đội Zimbabwe đang ủng hộ ông Emmerson Mnangagwa, khi đó là Phó Tổng thống, thay thế ông Mugabe trong tương lai.

Sự cạnh tranh giữa ông Mnangagwa và bà Grace, vợ của ông Mugabe và cũng là người đã hi vọng sẽ thay thế ông trong tương lai, sau đó ngày càng trở nên căng thẳng. Đầu tháng 10, ông Mnangagwa cho biết ông đã phải đến bệnh viện bằng máy bay sau khi bị đầu độc vào tháng 8. Ngay lập tức, bà Grace phủ nhận vụ việc và nói rằng ông không hơn gì một nhân viên của chồng mình.

Ông Emmerson Mnangagwa vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Zimbabwe.

Trong lúc đó, ông Mugabe ngày càng trở nên lo sợ trước lòng trung thành của tư lệnh Chiwenga, một người lính đã có nhiều chiến tích trong cuộc chiến tranh đối đầu với chính quyền da trắng tại Zimbabwe vào thập niên 1970. Các điệp viên của ông Mugabe, những người có mặt ở khắp mọi nơi ở Zimbabwe, đã cảnh báo với ông rằng quân đội sẽ không chấp nhận bà Grace làm Tổng thống mới.

Giọt nước tràn ly

Sau một cuộc gặp mặt căng thẳng nữa với ông Mugabe vào ngày 5/11, ông Chiwenga đã rời Zimbabwe để đến thăm Trung Quốc, một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Zimbabwe và có ảnh hưởng lớn đến nước này.

Một ngày sau đó, ông Mugabe đã bãi chức ông Mnangagwa và khai trừ ông khỏi đảng ZANU-PF, đảng mà ông đã theo đuổi từ khi còn là thanh niên và đã hi sinh rất nhiều vì nó. Đối với các tướng cao cấp, những gì ông Mugabe đã làm là không thể chấp nhận được. Quân đội lập tức đã khởi động tình trạng “Báo động Đỏ”, tức là họ luôn phải sẵn sàng chiến đấu.

Ngay sau khi bị bãi chức, cận vệ của ông Mnangagwa đã bị chính quyền rút lui, và bản thân ông được thông báo rằng tính mạng của mình đang gặp nguy hiểm. Trong một tuyên bố ngày 21/11, ông Mnangagwa nói: “Các sĩ quan an ninh thân cận với tôi đã cảnh báo rằng đang có âm mưu để loại bỏ tôi một khi tôi bị bắt và đưa đến sở cảnh sát, và rằng để đảm bảo an toàn tôi phải rời đất nước ngay lập tức”.

Theo một nguồn tin giấu tên, từ Harare ông đã chạy qua biên giới để nhập cảnh vào nước láng giềng Mozambique, và từ đây ông đã lên máy bay để tới Trung Quốc để gặp mặt ông Chiwenga.

Các điệp viên của ông Mugabe tin rằng các đồng minh chính trị cũ của ông nay đã không còn đứng về phía ông nữa. Một báo cáo tình báo ngày 30/10 nói rằng cả Trung Quốc và Nga đều ủng hộ thay đổi chính quyền trong bối cảnh ông Mugabe đã gây ra tình trạng yếu kém về kinh tế ở Zimbabwe.

Xe bọc thép xuất hiện trên đường phố thủ đô Harare của Zimbabwe.

Những ngày cuối cùng của "triều đại" Mugabe

Trước khi tiến vào Harare, ông Chiwenga và một nhóm các tướng quân đội đã yêu cầu gặp mặt ông Mugabe tại dinh thự của Tổng thống. Một nguồn tin trong chính phủ cho biết, họ nói rằng họ “rất quan ngại” trước việc ông Mnangagwa bị bãi chức và yêu cầu ông Mugabe phải phong tỏa bà Grace cùng phe cánh chính trị của bà trong chính phủ, những người bị cáo buộc đang âm mưu chia rẽ đất nước.

Vài tiếng sau đó, ông Chiwenga tổ chức một cuộc họp báo tại một doanh trại gần thủ đô Harare và dưa ra tuyên bố rằng: “Chúng ta phải nhắc những kẻ có âm mưu phản quốc rằng để bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng trong lịch sử, quân đội sẽ không ngần ngại can thiệp”.

Vào buổi chiều ngày 14/11, hãng tin Reuters nhận được thông báo rằng đã có 6 xe bọc thép có các binh lính cận vệ Tổng thống đã xuất hiện ở ngoại ô thủ đô Harare. Lúc 6 giờ chiều (giờ địa phương) cùng ngày, đoàn xe của ông Mugabe đã được đi chuyển đến tòa nhà “Mái Xanh”, một quần thể được phòng bị nghiêm ngặt ở phía Bắc thủ đô Harare.

Người dân Zimbabwe yêu cầu ông Mugabe từ chức.

Trong khi đó, các trang mạng xã hội đã xuất hiện những hình ảnh những đoàn xe bọc thép đi dọc các con phố ở Harare, khiến nhiều người cho rằng một cuộc đảo chính dang đến gần. Không lâu sau, bà Grace đã gọi điện cho một quan chức nhằm chặn các mạng xã hội WhatsApp và Twitter.

Vị quan chức giấu tên này cho biết động thái này thuộc quyền hạn của bộ trưởng an ninh Kembo Mohadi. “Nhất định không được để xảy ra đảo chính, điều đó là không thể chấp nhận được”, bà Grace, người thường được gọi là Amai (có nghĩa là Đức Mẹ) ở Zimbabwe, nói.

Ông Mugabe sau đó cũng nói qua đường dây điện thoại rằng: “Như anh đã nghe từ Amai đấy, chúng ta có thể làm được gì hay không?”. Vị quan chức giấu tên vẫn đưa ra cùng câu trả lời, sau đó đường dây liên lạc bị cắt.

Hai giờ sau, hai xe bọc thép đã tiến vào trụ sở chính của Tập đoàn Truyền hình Zimbabwe (ZBC). Hàng chục binh sĩ đã phong tỏa khu vực và nhiều người đã xuất hiện trong các trường quay, thu giữ điện thoại và yêu cầu họ ngừng phát sóng. Các quan chức khác thuộc phe cánh của ông Mugabe cũng bị binh sĩ bắt giữ.

Trong vòng một tuần tiếp theo, ông Mugabe nhất quyết không từ chức khi ông Chiwenga và người của ông cố gắng thực hiện một tiến trình chuyển giao quyền lực trong hòa bình đối với lãnh đạo lâu năm của Zimbabwe.

Thế nhưng khi Quốc hội bắt đầu quá tình khởi tố vào ngày 21/11, ông Mugabe đã buộc phải đầu hàng. Sau 37 năm cầm quyền, khiến nhiều khu vực ở Zimbabwe rơi vào cảnh đói nghèo, trong thư từ chức của mình ông nói ông làm vậy “vì hạnh phúc của người dân Zimbabwe”.
Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !