Hàng triệu người Mỹ không có kế hoạch trở lại làm việc sau khi đại dịch kết thúc

Nhiều người Mỹ vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại lối sống bình thường, bao gồm cả việc đi làm vì sợ mắc Covid-19.

Theo báo cáo của Wall Street Journal, khoảng 3 triệu người Mỹ trong tương lai gần không có ý định đi làm, mặc dù nhu cầu về nhân viên của các nhà tuyển dụng rất cao. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động ở Mỹ trong nhiều năm tới.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford, Viện Công nghệ Tự trị của Mexico và Đại học Chicago cho hay, khoảng 3 triệu người đã bỏ việc cho biết họ không có kế hoạch quay trở lại các hoạt động thường ngày của mình cho dù nó có hoạt động hay không - ngay cả sau khi đại dịch kết thúc. Thông thường, tình trạng này xuất hiện ở những phụ nữ không có trình độ học vấn cao và những công việc được trả lương thấp.

{keywords}
Hàng triệu người Mỹ quyết định rời bỏ công việc ngay cả khi đại dịch được kiểm soát. (Ảnh: AP)

Ngoài ra, trong 5.000 người Mỹ độ tuổi từ 20 đến 64 kiếm được ít nhất 10.000 USD vào năm ngoái, tham gia khảo sát hàng tháng trong năm qua, thì 1/10 cho biết họ không có kế hoạch trở lại làm việc. Tỷ lệ những người chưa có ý định quay trở lại làm việc đã tăng lên 13% trong thời kỳ lây lan nhanh chóng của chủng Omicron. Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng, khoảng 3 triệu người không muốn làm việc để giảm thiểu tất cả các tiếp xúc của họ, bất kể họ có mắc bệnh mãn tính hay không.

Nhóm nghiên cứu gọi hiện tượng này là một trong những ảnh hưởng lâu dài hơn của đại dịch, và tin rằng tình trạng thiếu lao động sẽ làm phức tạp thêm sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ trong nhiều năm.

Theo Wall Street Journal, việc giảm mạnh lực lượng lao động khi bắt đầu đại dịch đã góp phần vào thực tế là lạm phát ở Mỹ đã phá vỡ kỷ lục 40 năm. 

Kể từ giữa mùa xuân năm 2020, khi khoảng 22 triệu người mất việc làm do đại dịch và lực lượng lao động giảm 8,2 triệu người. Tính đến tháng 3 năm nay, số lượng người Mỹ có việc làm chỉ ít hơn 1,2 triệu người so với mức trước đại dịch, góp phần thúc đẩy kinh tế phục hồi nhanh hơn dự đoán của các nhà kinh tế.

Tuy nhiên, ngay cả khi tính đến những thành tựu này, theo các chuyên gia, Mỹ vẫn thiếu khoảng 3,5 triệu lao động.

Chuck Lage (63 tuổi), đến từ Landenberg, Pennsylvania, đã mất việc trong 2 tháng đầu tiên của đại dịch vào mùa xuân năm 2020. Ông đã bị sa thải khỏi vị trí giám đốc kế hoạch kinh doanh của một hiệp hội phi lợi nhuận.

Đồng thời, Lage mắc chứng suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến, hay còn gọi là CVID, một căn bệnh di truyền khiến cơ thể ông không thể sản xuất kháng thể để chống lại bệnh tật. Lo sợ về việc mắc Covid-19, ông đã nghỉ hưu và gần như tránh tất cả các hoạt động mà ông đã làm trước đại dịch.

“Không đi nhà hàng và không gặp gỡ bạn bè. Trong tương lai gần, Lage không có kế hoạch quay trở lại cuộc sống bình thường, vì ông ấy vẫn sợ bị lây nhiễm Covid-19”, Wall Street Journal viết.

Cũng theo Wall Street Journal, số phận của những người như Lage nằm ở trung tâm của một trong những bí ẩn lớn nhất của nền kinh tế. Liệu những người mắc bệnh hiểm nghèo có quay lại thị trường lao động khi đại dịch kết thúc hay không. Các nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đáp ứng nhu cầu cao và kết quả là họ buộc phải tăng lương cho nhân viên. Theo các chuyên gia, đây là một trong những yếu tố đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong 40 năm với 8,5% vào tháng Ba.

Tuy nhiên, Cục điều tra dân số Mỹ đã tiến hành các cuộc điều tra trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, cho thấy chứng sợ mắc Covid-19 của người Mỹ đang giảm dần.

Theo đó, Cục điều tra dân số Mỹ đã hỏi người dân rằng liệu việc họ không đi làm có liên quan đến nỗi sợ hãi về virus hay không. Vào đầu đại dịch, 6 triệu người thừa nhận sợ hãi virus, nhưng trong phần lớn năm 2021 chỉ có khoảng 3 triệu người Mỹ nói về chúng. Vào giữa tháng 3/2022, con số này giảm xuống còn 2,3 triệu.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tính đến việc tăng lực lượng lao động, nhằm đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% mà không cần tăng lãi suất quá mạnh.

Thanh Bình (lược dịch)

Tình hình Nga-Ukraine: Ông Zelensky đang đợi ông Biden ở Kiev?

Tình hình Nga-Ukraine: Ông Zelensky đang đợi ông Biden ở Kiev?

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, ông đang tính đến chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Kiev.

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !