Hàng nghìn người đến Hà Nam xem "vua đi cày" trong lễ Tịch Điền

Người dân về tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 phải được tiêm phòng Covid-19 đầy đủ. Đồng thời lực lượng y tế chuẩn bị cho người dân quét mã QR, sát khuẩn, khẩu trang. 

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 vẫn được tổ chức từ ngày 5 - 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần (tức ngày 5 - 7/2/2022) tại khu vực chùa Đọi Sơn, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được coi là ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Được tổ chức hàng năm vào mùa xuân, lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần khuyến nông và thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai phá, mở mang ruộng đồng, đề cao tinh thần gần dân, trọng nhà nông, nghề nông.

{keywords}
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 tại xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Theo ghi nhận của PV Infonet, hôm nay 7/2 (ngày mùng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022), tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra lễ hội Tịch điền 2022. Ngay từ sáng sớm, không khí lễ hội tại đây đã vô cùng nhộn nhịp.

{keywords}
Ngay từ sáng sớm, không khí lễ hội tại đây đã vô cùng nhộn nhịp.

Cùng với đó, Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực diễn ra lễ Tịch Điền cũng được kiểm soát nghiêm ngặt. Lực lượng an ninh được bố trí ở mọi ngả đường, thắt chặt nhiều vòng đến khu vực diễn ra lễ hội.

{keywords}
Công tác ăn ninh được thắt chặt.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, năm nay, số lượng trâu tham gia hội thi vẽ trang trí trâu tại lễ hội Tịch Điền giảm còn 10 con và địa phương cũng chỉ mời các họa sĩ trong tỉnh Hà Nam tham gia. Những chú trâu đạt giải sẽ tham gia nghi thức xuống đồng cày Tịch điền vào ngày 7/2.

{keywords}
 Số lượng trâu tham gia hội thi vẽ trang trí trâu tại lễ hội Tịch Điền giảm còn 10 con.
{keywords}
“10 lão trâu” tốt, khỏe được trang trí khác nhau, mang nhiều ý nghĩa.

Ông Ngô Văn Liên - Chủ tịch UBND thị xã Duy Tiên cho biết: 'Năm nay, do tình hình dịch Covid-19, địa phương chỉ mời họa sĩ trong tỉnh vẽ nên số lượng trâu hạn chế. Theo đó “10 lão trâu” tốt, khỏe đã được chọn để xuống đồng.

Lượng khách mời năm nay cũng hạn chế so với những năm trước. Người dân về tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2022 phải được tiêm phòng Covid-19 đầy đủ. Đồng thời lực lượng y tế chuẩn bị cho người dân quét mã QR, sát khuẩn, khẩu trang. Chúng tôi còn bố trí khu vực riêng, nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, khả năng cao nhiễm Covid-19 sẽ được cách ly, kiểm tra ngay tại chỗ.

{keywords}
Ban tổ chức bố trí lực lượng y tế ngay tại lễ hội.

Được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế kỷ, Lễ Tịch điền (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) diễn ra vào ngày mùng 7 Tết hàng năm đã trở thành sự kiện văn hóa lớn của đất nước dịp Tết đến xuân về.

{keywords}
An ninh được đảm bảo quanh lễ hội.
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Nghi lễ bắt đầu bằng màn biểu diễn trống của đội trống nữ thôn Đọi Tam.
{keywords}
Hàng nghìn người đến xem.
{keywords}
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xuống đồng cày ruộng đầu năm mới tại Lễ Tịch điền Đọi Sơn, tỉnh Hà Nam, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
{keywords}
Ông Nguyễn Ngọc An, 72 tuổi, ở thôn Linh Trung, vào vai vua Lê Đại Hành. Ông An bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó đội mũ Cửu Long, mặc hoàng bào xuống ruộng đi cày. Người được lựa chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và phải là thành viên của gia đình văn hóa.
{keywords}
Theo sau các đường cày là các cô gái gieo hạt giống, tiếp đó tới màn múa rồng làm tăng thêm phần sôi động cho lễ hội.

Theo sử sách, lễ Tịch điền đầu tiên được vua Lê Đại Hành tổ chức và đích thân xuống đồng cày ruộng vào đầu Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987). Lần đầu vua cùng bá quan văn võ cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm sau cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc.

Từ đó, những thửa ruộng này còn được gọi là "kim ngân điền". Người dân Hà Nam thì gọi là ruộng vàng, ruộng bạc. Hàng năm, cứ vào đầu xuân năm mới, các triều đại nối tiếp nhau đều long trọng cử hành nghi lễ Tịch điền để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, lễ hội tốt đẹp này được phục dựng.

Bảo Khánh

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Đang cập nhật dữ liệu !