Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần

Chuẩn bị cho ngày lễ Tịch điền Đọi Sơn 2022, những chú trâu được hóa trang thành linh vật năm Nhâm Dần hoặc "trang điểm" rực rỡ, đầy màu sắc dưới bàn tay của các họa sỹ.

Trâu hóa hổ năm Dần cho ngày lễ Tịch điền

Ngày 6/2 (tức mùng 6 Tết Nhâm Dần), tại cánh đồng xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra hội thi vẽ, trang trí trâu. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, năm nay, số lượng trâu tham gia giảm còn 10 con và địa phương cũng chỉ mời các họa sỹ trong tỉnh Hà Nam tham gia. Những chú trâu đạt giải sẽ tham gia nghi thức xuống đồng cày Tịch điền vào ngày mai.

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 1

Một nữ họa sỹ đang thỏa sức sáng tạo bức tranh trên mình trâu.

Tại hội thi, những họa sỹ tham gia thi tài có thể thỏa sức sáng tác trên mình trâu. Những chú trâu chỉ biết cày ruộng, kéo xe, gặm cỏ… bỗng chốc trở thành những "tác phẩm nghệ thuật", khoác lên mình tấm áo mới đầy màu sắc.

Hội thi vẽ trang trí trâu lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức từ năm 2009, năm bắt đầu phục dựng lễ hội này. "Trâu đi hội" được chọn từ các thôn, xóm trong vùng để làm mẫu trang trí tham gia. Đàn trâu được tập kết tại bãi riêng, gần sân khấu chính nơi làm lễ hội Tịch Điền.

Mỗi họa sĩ có một góc nhìn, một cách thể hiện khác nhau trên mình trâu. Những chú trâu được trang trí đẹp mắt, có tính sáng tạo sẽ đạt được các giải thưởng khác nhau.

Họa sỹ Phạm Văn Hòa (Trung tâm Nghệ thuật tỉnh Hà Nam) cho biết, mỗi năm, các họa sỹ đều sáng tác theo đề tài chủ đề của năm đấy, không năm nào giống nào. Năm nay anh Hòa "hô biến" trâu trong hình ảnh một chú hổ, đồng thời có nhiều họa tiết, hoa văn thể hiện không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Xuân.

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 2

Mỗi họa sĩ có một góc nhìn, một cách thể hiện khác nhau trên mình trâu.

Theo sử sách, lễ Tịch điền đầu tiên được vua Lê Đại Hành tổ chức và đích thân xuống đồng cày ruộng vào đầu Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987). Lần đầu vua cùng bá quan văn võ cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm sau cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc.

Từ đó, những thửa ruộng này còn được gọi là "kim ngân điền". Người dân Hà Nam thì gọi là ruộng vàng, ruộng bạc. Hàng năm, cứ vào đầu xuân năm mới, các triều đại nối tiếp nhau đều long trọng cử hành nghi lễ Tịch điền để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, lễ hội tốt đẹp này được phục dựng.

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 3

Rất nhiều chú trâu "sẵn sàng" hợp tác với họa sỹ

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 4

Nhưng cũng rất nhiều chú trâu tỏ ra "bất hợp tác" với họa sỹ.

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 5

Nam họa sỹ phải rất kiên nhẫn và chớp thời cơ rất nhanh để vẽ tranh trên mình trâu.

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 6

Mỗi chú trâu sẽ có chủ kèm, giữ để họa sỹ thỏa sức sáng tạo trên mình trâu.

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 7

Từ những chi tiết nhỏ nhất...

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 8

...Đến những chi tiết cầu kỳ nhất, người họa sỹ đều cẩn thận, tỉ mỉ từng nét bút.

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 9

Từ đầu tới thân, các chú trâu được vẽ những màu sắc rất sặc sỡ

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 10

Những nét vẽ cuối cùng để hoàn thành bức tranh trên mình trâu của người họa sỹ lớn tuổi.

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 11

Chú trâu khoác trên mình bức tranh "Hà Nam - Đổi mới - Phát triển" đã được hoàn thành.

Trâu hóa hổ cho ngày lễ Tịch điền năm Dần - 12

Những chú trâu khác cũng được hoàn thành và chờ Ban giám khảo chấm điểm.

Theo dantri.com.vn

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Đang cập nhật dữ liệu !