Hàng ngàn nhân viên tình báo Mỹ có thể bị sa thải cùng ngày, lý do là gì?

An ninh quốc gia Mỹ bị đe dọa khi hàng ngàn nhân viên tình báo có nguy cơ bị sa thải vì không thực hiện quy định bắt buộc tiêm vắc xin Covid-19. 

Hàng ngàn nhân viên tình báo Mỹ có nguy cơ bị sa thải do không thực hiện yêu cầu bắt buộc tiêm vắc xin Covid-19. Một số nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bày tỏ mối quan ngại về việc số lượng lớn nhân viên tình báo phải nghỉ việc cùng lúc có thể là trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia.

Theo AP,  ông Chris Stewart, thành viên Uỷ ban Tình báo Hạ viện Mỹ, cho hay tính tới cuối tháng 10, một vài cơ quan tình báo thông báo có ít nhất 20% nhân lực chưa tiêm phòng vắc xin Covid-19. Một số tổ chức quan trọng trong cộng đồng tình báo Mỹ gồm 18 thành viên còn có tới 40% nhân viên chưa tiêm ngừa.

{keywords}
Hàng ngàn nhân viên tình báo Mỹ nguy cơ bị sa thải vì không thực hiện quy định bắt buộc tiêm vắc xin Covid-19. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, ông Stewart từ chối nêu đích danh những cơ quan tình báo Mỹ có nhân viên chưa thực hiện đầy đủ quy định bắt buộc tiêm phòng vắc xin Covid-19.

Giữa lúc nhiều người có xu hướng đi tiêm phòng trước hạn chót 22/11 mà chính phủ Mỹ đặt ra đối với các nhân viên liên bang, tư tưởng phản đối tiêm vắc xin Covid-19 của một bộ phận nhân viên có thể đẩy nhiều cơ quan tình báo Mỹ phải hoạt động mà thiếu nhân lực. Điều đáng nói, nhân viên tình báo là rất khó để thay thế, bởi đây là công việc đặc thù và phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra gắt gao.

Hồi tuần trước, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ là bà Avril Haines đã từ chối tiết lộ tỷ lệ nhân viên trong ngành đã tiêm phòng vắc xin Covid-19. Hiện cộng đồng tình báo Mỹ có khoảng 100.000 nhân viên.

Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 trong giới tình báo Mỹ mà ông Stewart công bố được đánh giá cao hơn nhiều so với tỷ lệ bao phủ vắc xin trên toàn dân số Mỹ. Hiện khoảng 70% người trưởng thành Mỹ đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19, và 80% dân số đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin.

Ông Stewart kêu gọi chính phủ Mỹ thông qua một vài ngoại lệ đối với những người làm trong ngành y tế, tôn giáo và một số lĩnh vực khác, cũng như hoãn sa thải những nhân viên tình báo chưa tiêm phòng vắc xin Covid-19.

“Câu hỏi đặt ra là an ninh quốc gia Mỹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu chúng ta làm như vậy? Hàng ngàn nhân viên có thể bị sa thải cùng một ngày?”, ông Stewart nhấn mạnh.

Tổng thống Joe Biden đã ban hành một số quy định bắt buộc nhằm tăng tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 tại Mỹ. Quyết định của ông Biden đã tác động lớn tới các nhân viên liên bang, nhà thầu và nhân viên y tế. Nhà Trắng khẳng định quy định bắt buộc tiêm phòng không chỉ tăng độ bao phủ của vắc xin, mà còn giảm số ca tử vong vì Covid-19. Mỹ hiện có hơn 750.000 người đã tử vong vì Covid-19 và trên quy mô toàn cầu là hơn 5 triệu người.

Các chuyên gia và cơ quan chức năng Mỹ nhiều lần lên tiếng xác nhận về độ an toàn của những loại vắc xin Covid-19 đang được sử dụng. Song tâm lý bài trừ vắc xin ở Mỹ vẫn chưa bị loại bỏ.

Nghiên cứu từ tháng 4 – 7 của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, những người chưa tiêm vắc xin Covid-19 có nguy cơ phải nhập viện vì nhiễm virus corona cao gấp 10 lần so với người đã tiêm phòng. Người chưa tiêm vắc xin Covid-19 còn có khả năng tử vong cao hơn 11 lần so với người đã tiêm ngừa.

Hồi tuần trước, Giám đốc CIA William Burns công khai nói 97% nhân viên của tổ chức đã tiêm phòng. Văn phòng Do thám Quốc gia, đơn vị vận hành các vệ tinh tình báo Mỹ, cũng thông báo hơn 90% nhân viên đã tiêm chủng.

Các thành viên đảng Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ chia sẻ, họ tự tin rằng quy định bắt buộc tiêm vắc xin Covid-19 sẽ không tạo ra trở ngại cho cộng đồng tình báo.

Tuy nhiên, khi được hãng tin AP đặt câu hỏi, một vài cơ quan tình báo chủ chốt có số lượng đông nhân viên bao gồm Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) và Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia (NGA) đã từ chối cung cấp thông tin về tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 trong tổ chức.

Trong một tuyên bố, NGA, đơn vị tình báo thu thập thông tin từ máy bay không người lái (UAV) và vệ tinh, nhấn mạnh cơ quan này “đảm bảo toàn bộ thành viên trong lực lượng hiểu được nội dung và thực hiện quy định tiêm phòng” trước hạn chót mà chính phủ đặt ra.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ kiêm Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ là ông Mark Warner cũng đã nhấn mạnh sự ủng hộ với quy định bắt buộc tiêm vắc xin Covid-19 đối với các nhân viên liên bang.

“Chúng ta cần sử dụng mọi biện pháp để giữ mạng sống và bảo vệ khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ”, ông Warner nói.

Theo quy định của chính phủ Mỹ, các nhân viên liên bang chưa tiêm vắc xin Covid-19 tính tới hạn chót ngày 22/11 sẽ bị tạm nghỉ việc 14 ngày hoặc hơn và sau đó có thể bị sa thải.

Ông Steve Morrison thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nhận định quy định bắt buộc tiêm vắc xin Covid-19 còn khá mới và ông hy vọng số lượng người tiêm phòng sẽ thay đổi trước hạn chót vào ngày 22/11.

“Muốn kiểm soát đại dịch ở Mỹ cần có tỷ lệ bao phủ vắc xin cao hơn. Đó chính là vấn đề an ninh quốc gia”, ông Morrison kết luận.

Lầu Năm Góc lo ngại về tốc độ mở rộng kho hạt nhân của Trung Quốc

Lầu Năm Góc lo ngại về tốc độ mở rộng kho hạt nhân của Trung Quốc

Lầu Năm Góc nhấn mạnh tốc độ phát triển kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã vượt qua cả dự đoán của giới chức Mỹ. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !