Hàng không Nhật Bản bắt đầu sử dụng lời chào không phân biệt giới tính
Guardian đưa tin, bắt đầu từ tháng 10 Hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines sẽ thay thế cách xưng hô có phân biệt giới tính “các quý ông và quý bà” trong thông báo bằng tiếng Anh trên máy bay và tại các sân bay.
Được biết, mặc dù một số hãng hàng không phương Tây như Air Canada và EasyJet (hãng hàng không Anh) đã thực hiện bước này vào năm ngoái, nhưng Japan Airlines (JAL) là hãng hàng không Nhật Bản đầu tiên thực hiện.
Hãng hàng không Nhật Bản thay thế cách xưng hô bằng lời chào không phân biệt giới tính. (Ảnh: Reuters) |
Theo đó, hãng hàng không sẽ sử dụng các cụm từ như “tất cả hành khách”, “chào buổi sáng” và “buổi tối tốt lành” trong thông báo bằng tiếng Anh. Guardian nhấn mạnh, việc sử dụng cách xưng hô tiêu chuẩn của Nhật Bản là “minna-sama” (quý vị) vẫn được duy trì, vì nó không phân biệt giới tính và có nghĩa là “mọi người”.
“Chúng tôi chịu trách nhiệm đảm bảo không phân biệt đối xử dựa theo giới tính, khuynh hướng tình dục, nhận dạng giới hoặc các đặc điểm cá nhân khác”, một phát ngôn viên của JAL cho biết.
Vào tháng 3, có thông tin nói rằng các nhà ngôn ngữ học sẽ thay đổi một số định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh Oxford do bị cáo buộc phân biệt giới tính.
Cụ thể, các thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các từ “điên”, “cằn nhằn”. Những từ đó sẽ không còn bị kèm theo những ví dụ xúc phạm phụ nữ như “lời cằn nhằn của bà vợ” hay “nhà nữ quyền điên cuồng”.
Đồng thời, cũng vào tháng 3, hãng hàng không Nhật Bản cho biết họ sẽ cho phép các nữ tiếp viên hàng không mặc quần dài trong bối cảnh chiến dịch toàn quốc chống lại việc buộc phụ nữ đi giày cao gót tại nơi làm việc. Các công ty khác, bao gồm cả mạng lưới đường sắt lớn nhất Nhật Bản JR East, gần đây đã loại bỏ hoàn toàn váy khỏi đồng phục của nhân viên.
Theo NHK, chính phủ Nhật Bản từ 1/10 sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài, ngoại trừ du khách. Chính phủ Nhật trước đó đã cấm nhập cảnh đối với công dân đến từ 159 quốc gia và vùng lãnh thổ do đại dịch Covid-19. Gần đây, chính phủ Nhật đã cho phép các doanh nhân từ Việt Nam, Đài Loan và những nơi khác đã kiểm soát được Covid-19 đến nước này.
Theo thông tin trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, các quy định về hạn chế nhập cảnh được nới lỏng trên phạm vi toàn cầu, những người nước ngoài đủ điều kiện ở lại Nhật trong trung và dài hạn, như sinh viên và những người làm việc trong ngành giáo dục và y tế, có thể được cho phép nhập cảnh.
Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, người nhập cảnh chỉ được phép nhập cảnh nếu những bên bảo trợ, như công ty hoặc tổ chức, đảm bảo họ phải cách ly 2 tuần sau khi đến Nhật. Số người được nhập cảnh cũng sẽ ở mức hạn chế. Chính phủ Nhật có kế hoạch nâng dần số người được nhập cảnh và mở rộng hệ thống xét nghiệm tại các sân bay.
Tại sao thế giới không muốn ‘lắng nghe’ EU?
Wall Street Journal (WSJ) nhận định, Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa thể đóng một vai trò quan trọng trên trường thế giới, điều này là do sự mất đoàn kết của chính tổ chức này và mong muốn thúc đẩy lợi ích của từng thành viên.
Thanh Bình (lược dịch)