
Hàng chục hộ dân người Mông ở biên giới sập bẫy tiền ảo đa cấp
Những người dân tộc Mông vốn quanh năm lên nương rẫy, không am hiểu nhiều về công nghệ hay tài chính, cũng chẳng biết BlockChain là gì nhưng vì những chiêu trò lừa đảo tinh vi, họ đã bỏ ra hàng triệu đồng để tìm cơ hội sinh lời.
Trong khi vẫn còn rất vất vả để mưu sinh thì hàng chục hộ dân người Mông ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) lại không ngần ngại mang tiền triệu đi đầu tư vào tiền ảo, đa cấp. Thực hư câu chuyện này thế nào, vì sao đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, những người vốn hàng ngày chỉ lên nương lại có thể tiếp cận được phương thức lừa đảo tinh vi này?
Bắt đầu từ khoảng năm 2019 thông qua mạng xã hội youtube và facebook, một số người dân tộc Mông (chủ yếu là các cặp vợ chồng) ở các bản Pha Đén, bản Pá Búa, xã Trung Lý, Tam Chung bị lôi kéo vào phương thức đầu tư tiền ảo. Điều đáng nói là, những người dân tộc Mông vốn quanh năm lên nương rẫy, không am hiểu nhiều về công nghệ hay tài chính, cũng chẳng biết BlockChain là gì nhưng vì những chiêu trò lừa đảo tinh vi, họ đã bỏ ra hàng triệu đồng để tìm cơ hội sinh lời.

Bà Lò Thị Thiết, Bí thư Đảng uỷ xã Tam Chung, huyện Mường Lát cho biết, bắt đầu từ bản Suối Phái, xã Tam Chung rồi đến xã Pù Nhi, bản Suối Lóng, họ truyền tai nhau về mức độ sinh lời của đồng tiền ảo TRON (TRX) cao chót vót: "Có người nào đó đứng ra tuyên truyền, lôi kéo là nộp vào 1-2 triệu thì những tháng đầu tiên được tiền lãi. Sau đó xã chỉ đạo lực lượng chức năng tuyên truyền và đến thời điểm này đã dừng lại".
Đến nay đã có 47 người dân tộc Mông ở Mường Lát tham gia đóng từ 5-6 triệu đồng với lời hứa được trả lương hàng tháng dựa trên lợi nhuận có được của công ty và khi giới thiệu người mới tham gia. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo cũng hứa đến cuối năm nay sẽ được nhận về tổng số tiền từ 100-200 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi tham gia một thời gian, số đối tượng tuyên truyền đến từ tỉnh Điện Biên tuyên bố công ty Vitae phá sản nên những người tham gia bị mất số tiền đã nộp, gây tâm lý mâu thuẫn giữa những người tham gia vì người trước lôi kéo người sau (chủ yếu là người thân, họ hàng với nhau).
Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: "Huyện đã phát hiện và chỉ đạo anh em rà soát, đồng thời tổ chức tuyên truyền và làm rõ bản chất, đến giờ bà con đã rút ra được bài học. Chúng tôi phân công Công an huyện vào cuộc, Công an tỉnh phối hợp, xây dựng bài tuyên truyền. Đến thời điểm này bà con đã nhận ra được mưu đồ của đối tượng".
Theo lực lượng chức năng, hoạt động lừa đảo tại Mường Lát có dấu hiệu của kinh doanh đa cấp; số đối tượng hoạt động lợi dụng vào tâm lý tin người của đồng bào dân tộc Mông, triệt để lợi dụng mạng xã hội, quan hệ thân tộc, đồng tộc để lôi kéo người dân tham gia. Hiện công an huyện Mường Lát đang phối hợp với Phòng An ninh đối nội, Công an tỉnh Thanh Hóa tích cực điều tra xác minh làm rõ vụ việc.
Theo vov.vn
Thăm ngôi biệt thự 800m2 của đại gia nức tiếng Hà Nội xưa
Gần 100 năm qua, kí ức về gia đình, những kỉ vật trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn, trân quý.
Động đất tiếp tục ở Kon Tum, 36 trận xảy ra trong 22 ngày
Trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chỉ trong tháng 3, nơi đây đã xảy ra 36 trận động đất.
Ngôi nhà siêu méo mó bên tuyến đường mới mở ở Hà Nội
Ngôi nhà có diện tích 17m2 ở ngách 42/197 Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trên tuyến đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh.
Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp
Ngày 20/3, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an tỉnh) đã xuống địa bàn để tìm hiểu thông tin về việc hai du khách nước ngoài cầm biển xin cứu giúp trên đường phố.
Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường
Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.
Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu
Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.
Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành
Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.
Cây cầu hình rồng đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh đang thành hình
Với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cây cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có thiết kế hình con rồng thời Lý được đánh giá là đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Núi rác tồn tại hàng chục năm ở Vĩnh Phúc gây ô nhiễm môi trường
Bãi rác núi Bông đi vào hoạt động năm 1999, lượng rác được Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom, vận chuyển và tập kết tại đây. Hiện tình trạng ô nhiễm hết sức nặng nề.
Chuyện chưa kể về 'cây tử thần' trăm tuổi vừa bị cháy ở TP.HCM
Cây củ chi đại thụ, quý hiếm nhất của vùng Củ Chi vừa bị cháy khiến người dân vô cùng tiếc nuối.