Hai bóng hồng quyền lực phía sau ông Trịnh Văn Quyết tại BOS
Để đẩy giá cổ phiếu FLC, Trịnh Văn Quyết có công cụ là công ty chứng khoán BOS. Công ty này được điều hành bởi hai bóng hồng quyền lực.
Công ty CP Chứng khoán BOS là một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái FLC. Công ty này thành lập vào năm 2008 với tên gọi Chứng khoán Artex. Sau khi được FLC mua lại năm 2019 và đổi tên thành Chứng khoán BOS, mã cổ phiếu đã niêm yết trên sàn của công ty vẫn được giữ nguyên là ART.
Chủ tịch HĐQT Chứng khoán BOS, bà Hương Trần Kiều Dung (trái) và Tổng Giám đốc Nguyễn Quỳnh Anh. |
HĐQT của BOS gồm những ai?
Dù nắm giữ hơn 3,1 triệu cổ phiếu ART, nhưng ông Trịnh Văn Quyết không có tên trong HĐQT cũng như BLĐ công ty.
Chứng khoán BOS hiện do bà Hương Trần Kiều Dung làm Chủ tịch HĐQT. Bà Dung từng có nhiều năm làm Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, dù không còn giữ vai trò Tổng Giám đốc tại tập đoàn này nhưng bà vẫn là phó tướng của ông Trịnh Văn Quyết với vai trò Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC.
Bà Hương Trần Kiều Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp quy mô lớn như: Trưởng Phòng Pháp lý và tổ chức, Giám đốc Dự án Aid_coop thuộc Tổ chức Gret (Pháp), Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Nam.
Các thành viên HĐQT của Chứng khoán BOS còn lại gồm: ông Chu Tiến Vượng (Phó Chủ tịch HĐQT), ông Lê Bá Nguyên, bà Trịnh Thị Thúy Nga, bà Nguyễn Quỳnh Nga (Tổng Giám đốc), và bà Nguyễn Quỳnh Anh.
Có thể thấy, các thành viên HĐQT chứng khoán BOS đều là những người xuất thân từ ngành luật (cùng với ông Trịnh Văn Quyết) hoặc xuất thân từ ngành tài chính.
Trong đó, Tổng Giám đốc Nguyễn Quỳnh Anh là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị tài chính và chứng khoán. Bà đã từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng giám đốc - Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS). Giám đốc kinh doanh Quốc tế - Thị trường chứng khoán- Công ty cổ phần Chứng khoán Nhật Bản (JSI), ... Bà Quỳnh Anh tốt nghiệp thạc sĩ tài chính- Đại học Jean Moulin Lyon 3 (Pháp).
Vì sao Chủ tịch mới của FLC không phải người được ông Trịnh Văn Quyết ủy quyền?
BLĐ BOS tại ĐHCĐ năm 2021. |
Các Phó Chủ tịch HĐQT gồm ông Chu Tiến Vượng, Lê Bá Nguyên, bà Trịnh Thị Thúy Nga, Nguyễn Quỳnh Nga.
Nâng giá cổ phiếu FLC qua BOS
Ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một số người khác điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc nâng đẩy giá. Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán FLC với tần suất lớn nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá lên cao.
Cục Hàng không giám sát đảm bảo an ninh, an toàn, quyền lợi hành khách Bamboo Airways
Chiều ngày 30/3/2022, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng đã chủ trì cuộc họp cùng các đơn vị liên quan với lãnh đạo chủ chốt của Bamboo Airways nhằm đánh giá rủi ro, đảm bảo hoạt động an ninh, an toàn tuyệt đối.
Ông Trịnh Văn Quyết cùng những người giúp sức đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, số lượng đặt mua chiếm 12% và số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường. Hành vi tạo cung cầu của nhóm Trịnh Văn Quyết đã đẩy giá cổ phiếu FLC từ hơn 14.000 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 liên tục tăng, thậm chí tăng "trần" nhiều phiên và phiên tăng "trần" cao nhất là 24.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 64%.
Sau khi giá cổ phiếu FLC đã được đẩy lên cao ngất ngưởng thì chủ tịch tập đoàn này đã chỉ đạo bán ra 175 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu FLC nhóm của ông Quyết bán ra đã khớp lệnh là 74,8 triệu, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu.
Ngân Giang
Dày đặc dự án bất động sản của FLC trải dài khắp các tỉnh thành
Ngay sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, FLC cho biết hiện có khoảng 300 dự án “đang được nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý”. Liên tục đề xuất đầu tư dự án quy mô lớn, FLC thuộc nhóm tập đoàn nắm giữ dự án BĐS lớn nhất nước