Hà Tĩnh: Bãi biển 'quây' cho thuê kinh doanh, ngư dân mất bãi neo đậu

Bãi biển bị lấy cho doanh nghiệp thuê, ngư dân mất chỗ neo đậu, phải gửi nhờ thuyền ở xã khác cách chừng 2km. Người dân phản ánh thì lãnh đạo xã hẹn hết lần này tới lần khác nhưng không giải quyết.

{keywords}
Do không có chỗ neo đậu nên ngư dân thôn Đại Hải (xã Thạch Hải) phải đưa thuyền xuống gửi tại thôn Bắc Lạc (xã Thạch Lạc) cách khoảng 2km.

Người dân thôn Đại Hải (xã Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh) phản ánh việc chính quyền xã này lấy bãi biển cho doanh nghiệp thuê, khiến ngư dân mất chỗ neo đậu, phải gửi nhờ thuyền sang địa phương khác.

Theo phản ánh, chính quyền xã Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã cho bà Trương Thị Khánh Ly (quê Thạch Khê, Thạch Hà) thuê bãi biển thường là nơi neo đậu thuyền bè của ngư dân sau mỗi ngày ra biển đánh bắt hải sản, buộc họ phải đưa thuyền đi gửi nhờ ở thôn Bắc Lạc (xã Thạch Lạc), cách khoảng 2km rất bất tiện.

Mặc dù người dân đã phản ánh nhiều lần nhưng lãnh đạo địa phương hẹn hết lần này đến lượt khác, ngư dân cũng đã gửi đơn lên lãnh đạo huyện Thạch Hà nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Cũng theo nội dung đơn, người dân thôn Đại Hải chủ yếu sống bằng nghề nông và đi biển. Ngoài thuyền thúng ra, toàn thôn có 17 thuyền to, do mùa này phải lắp thêm sào để đẩy ruốc và cá mờm nên chiều ngang mỗi thuyền là 15m. Khoảng cách an toàn để kéo thuyền ra, vào mà không bị va chạm vào nhau tối thiểu là 20m.

Địa phương cho doanh nghiệp đến rào biển, dựng chòi, chiếm bãi trái phép, gây ảnh hưởng đến công việc ra khơi bám biển của người dân địa phương.

{keywords}
 Một “khu vườn” được rào bằng cọc tre căng lưới kéo dài từ trên bờ xuống gần mặt nước.

Theo ghi nhận của PV Infonet tại bãi biển Thạch Hải, phía Bắc của bãi tắm có một “khu vườn” được bao quanh bằng cọc tre, rào lưới, kéo dài từ trên bờ xuống gần mặt nước.

Nổi bật nhất là chiếc cổng được trang trí rực rỡ với dòng chữ “Thach Hai Beach”. Cạnh đó là một cái chòi bán các loại trà. Bên trong được trồng một số cây xanh giả, cùng một số mô hình cảnh quan nhân tạo để thu hút du khách chụp ảnh.

{keywords}
Khu bãi biển được quây lại trang trí để thu hút người chụp ảnh, vui chơi là bến thuyền của ngư dân trong xã

Trao đổi với PV, anh Trần Đăng Hùng (SN 1993, thôn Đại Hải) cho biết: “Khi còn nhỏ tôi đã theo cha đi biển. Mỗi lần thuyền về được neo đậu ngay tại trung tâm bãi biển Thạch Hải này.

Từ khi quy hoạch bãi tắm, chúng tôi đã di chuyển lên phía trên. Bây giờ xã lại lấy bãi cho thuê kinh doanh, không có chỗ neo đậu thuyền nữa, chúng tôi buộc phải đi gửi nhờ sang xã khác”.

Cũng theo anh Hùng, khoảng 3 năm gần đây, do việc làm ăn ở nước ngoài hay các địa phương khác không được thuận lợi như trước nên thanh niên trở về quê bám biển mưu sinh ngày một nhiều, vì thế thuyền cá được đóng mới nhiều hơn. Tuy nhiên, khi mà số lượng tàu thuyền tăng lên thì bãi biển lại bị thu hẹp.

{keywords}
Cảnh quan nhân tạo để thu hút khách đến chụp ảnh.

Còn ông Trần Xuân T (SN 1970) chia sẻ: “Chúng tôi sinh sống ở đây, bám biểm mưu sinh, rất mong được địa phương không tạo điều kiện cho ra khơi bám biển.  

Bãi thuyền ở đây bị quây lại cho thuê làm điểm du lịch, ngư dân chúng tôi phải xuống Thạch Lạc, ở đó người dân đi biển cũng nhiều, mỗi lần ra khơi, do bãi quá hẹp, sào va vào cột cờ thuyền họ, thường xuyên bị bắt đền. Họ cũng nhiều lần đuổi chúng tôi đi nhưng thực sự không biết đi đâu”.

Cũng theo ông T, con thuyền là phương tiện mưu sinh nhưng cũng giống như căn nhà. Do ở xa, không thể trông coi, bảo vệ, để du khách leo lên thuyền chụp ảnh là điều ngư dân kiêng kỵ.

 

{keywords}
Chòi bán hàng dựng lên giữa bải biển Thạch Hải.

Trao đổi với PV Infonet, ông Bùi Đình Lâm, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải thông tin: “Một số hộ dân có gửi đơn cho lãnh đạo huyện nên Bí thư Huyện ủy giao cho Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Văn hóa Thông tin phối hợp với địa phương giải quyết. Sau khi làm việc, các chủ thuyền và hộ kinh doanh đã thống nhất di dời lên phía trên 20m”.

"Huyện có Ban quản lý bãi tắm nên việc cho thuê bãi biển do huyện quyết định, xã phải thực hiện theo", ông Lâm nói.

Cũng theo vị Chủ tịch UBND xã Thạch Hải, việc cho thuê bãi biển không có văn bản chỉ đạo nhưng ông Vỹ, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin, kiêm Quyền trưởng Ban quản lý bãi tắm giao cho xã Thạch Hải thực hiện, có phê trực tiếp trong phương án kinh doanh của bà Trương Thị Khánh Ly.

Nói về thời gian và tiền thuê mặt bằng bãi biển, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải cho biết: “Hiện đang cho họ (đơn vị thuê bãi biển - PV) làm thử xem có ổn định hay không. Nếu ổn định thì sẽ xin ý kiến của huyện cho họ làm hợp đồng cụ thể với xã hoặc Ban quản lý”.

“Theo phương án kinh doanh thì họ thuê 3 tháng mùa hè. Sau này làm hợp đồng cũng chỉ cho thuê ngắn hạn. Nếu không đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh an toàn thì sẽ chấm dứt”, ông Lâm nói.

Về việc này, ông Nguyễn Hùng Vỹ, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin, kiêm Quyền trưởng BQL bãi tắm Thạch Hải cho biết: “Huyện không có chủ trương hay đứng ra cho thuê mà chỉ giao cho xã Thạch Hải xem xét nếu cảm thấy hợp lý thì tạo điều kiện để họ làm cho bãi tắm thêm sầm uất, thêm đẹp”.

“Xét thấy hộ bà Trương Thị Khánh Ly xây dựng phương án và quy trình đầy đủ nên tôi có ghi vào tờ đơn đề nghị UBND xã Thạch Hải xem xét, nếu không ảnh hưởng gì cả thì cho họ thuê. Còn việc cho thuê hay không là quyền của xã. Nếu thuê thì phải cam kết thuê theo mùa vụ và tự tháo dỡ khi Ban quản lý yêu cầu”, ông Vỹ nói thêm.

Cũng theo ông Vỹ, hộ bà Trương Thị Khánh Ly kinh doanh trên bãi biển không ảnh hưởng gì đến việc neo đậu thuyền bè của ngư dân.

Tuy nhiên, ông Vỹ cũng thừa nhận ông vừa phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng cùng địa phương làm việc với chủ thuyền và bà Ly để chuyển địa điểm kinh doanh ra xa khu vực neo thuyền.

Trần Hoàn

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Ngư dân miền Trung vươn khơi bám biển xuyên Tết

Dù đã rất gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng nhiều ngư dân ở miền Trung vẫn kiên cường vươn khơi bám biển xuyên Tết để khai thác xa bờ…

Cảnh sát biển sẽ mạnh tay hơn nữa trong công tác gỡ thẻ vàng IUU

Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển sẽ tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương triển khai nhiệm vụ phòng, chống tàu cá Việt Nam vi phạm IUU.

Thanh Hóa quyết liệt gỡ "thẻ vàng" IUU

Thanh Hóa đã tăng cường công tác truyền thông, từng bước nâng cao ý thức người dân về việc chấp hành nghiêm túc các quy định về chống khai thác IUU.

Năm 2022, du lịch biển Bình Định 'cất cánh'

Năm 2022, ngành du lịch Bình Định phục hồi nhanh và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, doanh thu, thị trường khách, đón được hơn 4,12 triệu lượt khách, tăng 185,2% so với năm 2021. Trong đó phần lớn là khách du lịch nghỉ dưỡng biển.

Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phối hợp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước ngày 31/3/2023.

Triển khai 180 ngày hành động chống khai thác IUU

Trong 180 ngày tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ được phân công cho 12 đơn vị là các sở, ban, ngành và các địa phương.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, cùng với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Kiên Giang đầu tư phát triển mạnh kinh tế biển.

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt kết quả cao

Nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa đạt bước phát triển khi không xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm, ngao, cá biển và cá nước ngọt. Sản lượng thu hoạch thủy sản đều vượt so với cùng kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !