Học sinh nghỉ học, phụ huynh cấp tốc tìm “trăm phương ngàn kế” vừa trông con vừa đi làm giáp Tết

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, Hà Nội và nhiều địa phương khác đã chủ động cho học sinh nghỉ học ở nhà. Các bậc phụ huynh đang tìm nhiều cách để đảm bảo đi làm giáp Tết vẫn có thể trông nom con.

Chị Hà Phương Nguyệt (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Nhà tôi có hai cháu đều học tiểu học, bình thường sáng chồng tôi đưa lũ trẻ đến trường chiều tôi sẽ về sớm đón con và nấu nướng. Do tình hình dịch bệnh nên nhà trường cho con nghỉ học, tôi vừa mừng vì con ở nhà sẽ an toàn hơn nhưng lo là sẽ không ai trông con vì dù sao hai đứa trẻ mới học tiểu học cũng cần người lớn ở cùng tôi mới yên tâm”.

Chị Nguyệt cho biết những ngày giáp Tết công việc của vợ chồng chị rất bận không thể nghỉ được, ông bà hai bên lại xa quá nên chị đành nghĩ ra cách lắp camera theo dõi trong nhà để đi làm nhưng vẫn có thể biết được các con đang làm gì.

Tôi ở chung cư nên vị trí hoạt động của các con chỉ trong phòng khách và phòng ngủ, điều này cũng dễ hơn cho việc quan sát. Trước khi đi làm tôi đã nấu đủ đồ ăn sáng, ăn trưa về để sẵn dặn các con ở nhà tự lấy ra ăn. Ở cơ quan, vừa làm vừa nhìn thấy các con tôi cũng yên tâm phần nào”, chị Nguyệt cho hay.

Tại chung cư Hateco (Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vợ chồng anh Hoàng Thái đã tức tốc gửi ba đứa con về nhà bà nội ngay từ chiều qua.

Làm ngân hàng nên những ngày này chúng tôi bận chóng mặt, việc xin nghỉ ở nhà trông con là không thể, 3 đứa nhà tôi cách nhau ít năm nên vẫn cãi nhau om sòm, thậm chí còn đánh nhau khóc ầm ĩ.

Vì thế, hôm qua, ngay sau khi nghe tin trường cho các con nghỉ học tôi đã gửi cả 3 đứa theo xe của chú nó về Thái Bình nhờ ông bà trông giúp, chỉ có như vậy mới yên tâm đi làm được.

Chiều qua tôi có nghe vợ nói những ngày tới có thể nhà trường tổ chức cho các cháu học trực tuyến nhưng có học tôi cũng cho cháu nghỉ. Tâm lý sát tết học hành cũng không hiệu quả mà nhà tôi cháu lớp 1 thì học trực tuyến thế nào? Hết dịch bệnh rồi học một thể vì cũng chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết”, anh Thái cho hay.

{keywords}
Ảnh minh họa

Còn gia đình chị Thái Hương (trú tại quận Nam Từ Liêm nơi có ca bệnh dương tính với Covid-19) vì con quá bé mới 1 tuổi nên chị không đành lòng gửi con về quê mà nghỉ làm thì cũng không được, chị đành gọi điện về quê nhờ ông bà tìm giúp việc cấp tốc.

“Giúp việc ở trung tâm thì nhiều nhưng tôi không yên tâm, muốn nhờ bà con họ hàng chăm sóc cho con nên cậy nhờ ông bà nội tìm giúp. Từ khi dịch bệnh nhen nhóm quay trở lại tôi đã chủ động cho con nghỉ đi lớp và tìm giúp việc chăm cháu vì cháu nhà tôi hay ốm vặt, sức đề kháng kém nên tôi cũng lo.

Giáp Tết nên tâm lý ai cũng ngại đi giúp việc, cũng may chiều qua có bà họ hàng xa ở quê đồng ý lên chăm giúp nhưng bà yêu cầu mức lương là 4 triệu/15 ngày. Mức lương khá cao nhưng vợ chồng tôi cũng đành tặc lưỡi đồng ý vì cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác”, chị Thái Hương cho hay.

Trước đó, ông Hoàng Hữu Trung - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, ông Chử Xuân Dũng - Phó chủ tịch UBND TP, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội đã nhất trí với đề xuất của Sở về việc cho học sinh trên địa bàn TP tạm dừng đến trường để bảo đảm an toàn, phòng chống dịch Covid-19.

Theo đó, toàn bộ học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn thành phố bắt đầu tạm dừng đến trường từ 1/2/2021.

Thời gian nghỉ kéo dài tới hết lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đã thông báo trước đó, tức là đến hết ngày 16/2/2021.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã và các đơn vị, trường học trực thuộc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 28/1/2021 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần chủ động, sẵn sàng các phương án ứng phó với mọi diễn biến của dịch Covid-19, bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn TP.

Hoàng Thanh

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Thủ khoa khối A toàn quốc từng ‘tụt dốc’ xuống top cuối lớp

Trở thành thủ khoa khối A00 toàn quốc nhưng có giai đoạn Mạnh Thắng từng bỏ bê việc học, thậm chí “tụt dốc” xuống gần cuối lớp.

Đang cập nhật dữ liệu !