Hà Nội: Đề chuyên Văn vào 10 đề cập tới xu hướng thời đại công nghệ thông tin
Đánh giá về đề thi này, thầy Phạm Hữu Cường (Trung tâm luyện thi thầy Cường) cho biết: “Đây là một đề thi thích hợp trong việc chọn học khối chuyên Văn của Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2016.
Về cấu trúc đề thi dường như không thay đổi so với các năm trước, vẫn gồm hai câu một câu về nghị luận xã hội và một câu nghị luận văn học, trong đó nghị luận văn học nhấn mạnh những vấn đề đặc trưng của nghệ thuật mà điển hình là lý luận văn học.
Về kỹ năng và kiến thức thì đây là đề thi dành cho học sinh có trình độ khá giỏi mới có thể làm được. Trong đó, cả hai câu hỏi học sinh phải trình bày được suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá riêng của mình.
Câu nghị luận xã hội “hơi gần gũi” với đề thi Văn vào lớp 10 THPT của Hà Nội. Nó vẫn đề cập đến cuộc sống ảo và cuộc sống thật của con người. Trong đó hướng nhiều đến khả năng kết nối và cảm nhận của con người trong cuộc sống hiện nay. Đây cũng là vấn đề tương đối thời sự ý nghĩa với học sinh THCS và THPT.
Trong đó, đề thi cũng nhấn mạnh đến hướng chúng ta có thể kết nối với thế giới bằng chiếc smartphone nhỏ bé của mình nhưng càng kết nối lại càng cảm thấy cô đơn và có nguy cơ đánh mất những thứ quý giá hơn của cuộc sống đó là cảm nhận thế giới. Đây là đề thi tương đối có ý nghĩa mặc dù hơi gần quá với đề thi Văn vào lớp 10 của Hà Nội".
Thầy Phạm Hữu Cường (Trung tâm luyện thi thầy Cường) |
Thầy Phạm Hữu Cường cũng cho biết thêm: "Đề này cũng yêu cầu các em phải suy nghĩ từ đó liên tưởng về khả năng kết nối thế giới ảo và suy nghĩ về cách cảm nhận con người trong thế giới hiện đại. Dù vậy, nó vẫn thức tỉnh học sinh phải cảm nhận trực tiếp bằng giác quan, bằng tình cảm và trái tim và trí tuệ của mình chứ không phải bằng những thiết bị hiện đại trong cuộc sống.
Hơn nữa, cuộc sống cần phải sự kết nối trực tiếp giữa con người với con người chứ không phải chỉ kết nối trong một thế giới ảo. Ở câu hỏi thứ nhất vẫn mang tính chất thời sự nhưng không phải hay và quá xuất sắc mặc dù đề cập tới vấn đề thiết thực với học sinh hiện nay.
Ở câu thứ hai cũng yêu cầu học sinh phải có những hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật, đặc biệt là những đặc trưng của nghệ thuật và các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn mới có thể làm được bài. Câu này khá hay và tương đối khó, học sinh phải có khả năng vận dụng kiến thức về lí luận văn học và kỹ năng làm bài.
Nó khơi gợi được khả năng suy nghĩ và trình bày cảm xúc của học sinh nhiều hơn. Thí sinh phải nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống cũng như tác dụng của văn nghệ đối với tâm hồn con người.
Văn nghệ tạo được sự sống cho tâm hồn con người, mở rộng khả năng của tâm hồn, giúp con người biết vui buồn, yêu thương, căm hờn và đặc biệt mở rộng khả năng biết nhìn nhận và lắng nghe nhiều hơn. Như vậy, phát triển vấn đề của câu nghị luận xã hội là khả năng cảm nhận con người trong thế giới.
Với câu hỏi nghị luận văn học các em có thể dùng bất cứ tác phẩm nào trong chương trình Ngữ Văn 9 để giải quyết như Ánh trăng, bài thơ về tiểu đội xe không kính hay tác phẩm Làng, Chiếc lược ngà...
Nhìn chung cả hai câu hỏi trong đề thi này phù hợp và đảm bảo với yêu cầu tuyển học sinh vào các trường chuyên trên địa bàn Hà Nội mặc dù câu nghị luận xã hội chưa thực sự xuất sắc. Đề thi cũng gắn liền cuộc sống, nghệ thuật chỉ cần nghiên cứu kỹ về tác phẩm văn học cũng như đặc trưng nghệ thuật là có thể làm được bài. Tuy nhiên, những bài xuất sắc sẽ ít vì đòi hỏi học sinh phải sáng tạo, bản lĩnh nên phổ điểm chung sẽ nằm ở khoảng 7 điểm".