Hà Nội chỉ tuyển 55,7% học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%.

Năm học 2022- 2023, toàn TP Hà Nội có 129.210 học sinh dự xét công nhận tốt nghiệp. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, số lượng học sinh và tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố như sau: 

Tuyển sinh vào trường THPT khoảng 102.000 học sinh (tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023). Trong đó tuyển vào các trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%. Tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ và tư thục khoảng 30.000 học sinh, chiếm tỷ lệ 23,2%. 

Tuyển sinh vào trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên khoảng 10.000 học viên, chiếm tỷ lệ 7,7%. 

Tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên liên kết với các trường trung cấp và cao đẳng dạy văn hóa chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT) khoảng 17.210 học viên, chiếm tỷ lệ 13,4%. 

Năm nay, số thí sinh có cơ hội đỗ vào lớp 10 công lập chiếm tỷ lệ thấp nhất. Trước đó, năm học 2021-2022 khoảng 64,7% trúng tuyển vào các trường THPT công lập, năm học 2020-2021 có khoảng 60%, năm học 2019-2020 là 60%.

 

Ảnh minh họa


Với các đối tượng tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết phương thức tuyển sinh năm nay là thi tuyển.

Sở GD-ĐT tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả các trường THPT công lập với 3 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Ở bài thi Ngoại ngữ, thí sinh đăng ký một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường THCS). 

Về hình thức thi, bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/bài thi. 

Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh trên phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD-ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS.

Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao; đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng. 

Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội.

Về nguyên tắc tuyển sinh, Điểm xét tuyển = (Điểm bài thi môn Toán + Điểm bài thi môn Ngữ văn) x 2 + Điểm bài thi môn Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0. Căn cứ vào diện ưu tiên của học sinh theo Quy chế tuyển sinh để xác định điểm ưu tiên. Tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu. Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0 (không). 

Về lịch thi, thí sinh thi từ ngày là 10/6 đến 11/6, trong đó sáng 10/6 thi Ngữ văn, chiều cùng ngày thi Ngoại ngữ. Sáng 11/6, thí sinh thi môn Toán.

Về khu vực tuyển sinh, đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã; toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây được tuyển học sinh vào lớp 10 không chuyên trên toàn thành phố (không phân biệt khu vực tuyển sinh).

Về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Trong đó, NV1, NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký. 

Về việc tổ chức xét tuyển, Sở GD-ĐT Hà Nội quy định, học sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, NV3. Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm. 

Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2,0 điểm. Khi hạ điểm chuẩn cho phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển. 

Về thời gian tuyển sinh, học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7 đến ngày 12/7; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7 đến ngày 22/7.

Theo kế hoạch ngày 13/3 của Sở GD-ĐT Hà Nội, sáng 10/6, thí sinh thi Ngữ văn, chiều cùng ngày thi Ngoại ngữ. Đến ngày 11/6, thí sinh thi Toán buổi sáng, nghỉ chiều. Lịch thi này không thay đổi so với thông tin dự kiến hồi tháng 2.

Hai bài thi Toán và Ngữ văn diễn ra theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút mỗi môn. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh thi trắc nghiệm trong 60 phút, chọn một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn.

Bạn trai cũ đăng 'ảnh nóng' lên mạng, cô gái đòi bồi thường 6,3 tỷ USD

Cô gái 26 tuổi kiện bạn trai cũ, đòi bồi thường 6,3 tỷ USD vì người này chia sẻ "ảnh nóng" của cô trên mạng xã hội.

Hành trình thiện nguyện từ 16 tuổi của chàng trai 'chỉ thích cho đi'

Mơ ước hoạt động thiện nguyện trở thành thói quen thường trực của giới trẻ, Lê Văn Phúc thành lập nhóm từ thiện ngay khi đang học lớp 11. Sau 4 năm hoạt động, nhóm đã thực hiện thành công nhiều dự án, chiến dịch lớn khiến ai cũng bất ngờ.

Tuổi 35 của Hoàng Thùy Linh có tất cả, chỉ thiếu... chồng

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh được nhận xét ngày càng trẻ hơn nhờ phong cách thời trang cá tính.

Cuộc trò chuyện tình cờ giúp nữ sinh ĐH Ngoại thương kiếm hơn 40 triệu/tháng

Chưa tốt nghiệp đại học, Lan Nhi đã là quản lý bán hàng một startup trên sàn thương mại điện tử quốc tế, thu nhập 2.000 – 3.000 USD/tháng. Câu chuyện khởi nghiệp của nữ sinh bắt đầu từ lần tình cờ nói chuyện với một người bạn...

Nữ sinh chuyên Ams: Vào Đảng năm lớp 12, muốn thành giáo viên Hóa

Ngoài yêu thích môn Hóa học, nữ sinh trường Ams còn dành đam mê với Hội họa. Thành tích học và những giải thưởng, hoạt động ngoại khóa đã giúp em vào Đảng khi mới là học sinh lớp 12.

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học

Tháng 12/2022, Lê Nhật Tường kết thúc chặng đường bốn năm đại học và là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với bình quân toàn khóa học đạt 9,2/10.

Tố cáo thầy giáo quan hệ tình dục với học sinh lớp 9

Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã gửi thông báo đến Trường THCS Tân Dân, xã Hùng Tiến về việc tạm giữ thầy L.V.H. để điều tra hành vi quan hệ tình dục với học sinh.

Thầy giáo chia sẻ công thức khởi nghiệp thành công cho người trẻ

Theo ThS Việt, có ý tưởng tốt và phù hợp chỉ có thể là một điểm cộng chứ không thể bảo chứng cho việc khởi nghiệp thành công được. Việc kinh doanh thành công cần nhiều hơn như thế.

Từng bị bắt nạt vì ngoại hình, nam sinh 90kg 'lột xác' làm MC

Từng có thời gian nặng gần 90kg, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, Sơn quyết tâm giảm cân. Năm thứ 3 đại học, nam sinh tham gia nhiều công việc, thu nhập cao điểm lên tới 150 triệu/tháng.

Lý do trường học Nhật Bản đưa chứng khoán vào chương trình bắt buộc

Một công ty chứng khoán mới đây đã ký thỏa thuận với một loạt trường THCS và THPT của Nhật Bản để đưa chứng khoán vào chương trình giảng dạy, cải thiện kiến thức tài chính cho học sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !