GS TS Nguyễn Thị Lang: Nhà khoa học nữ thành danh với cây lúa ma

“Chúng ta biết ơn ngọn đèn cho chúng ta ánh sáng. Chúng ta cũng phải biết ơn giá chân đèn đã âm thầm đứng trong bóng tối để mang ngọn đèn tỏa sáng khắp nơi nơi”, GS TS Nguyễn Thị Lang trích câu của đại văn hào Tagore để nói về thành công của mình.

Nhà khoa học của nông dân

GS.TS Nguyễn Thị Lang (Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long) là nhà khoa học nữ đầu tiên được vinh danh tại Giải thưởng Trần Đại Nghĩa, nhờ thành tích đặc biệt trong việc chọn tạo thành công hàng chục giống lúa lai có khả năng chịu mặn, năng suất, chất lượng cao.

Các công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu của TS Nguyễn Thị Lang về bản đồ di truyền cây lúa, genome học cây lúa trong lĩnh vực di truyền... mang ý nghĩa thực tiễn cao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển sản xuất lúa gạo trong nước và nâng cao vị trí ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam trên thế giới.

GS.TS Nguyễn Thị Lang là nhà khoa học nữ duy nhất trong Lễ trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019. Bà cũng là nhà khoa học nữ đầu tiên vinh dự nhận Giải thưởng này.

Với công trình “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long”, GS.TS Nguyễn Thị Lang đã vinh dự được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019. Công trình nghiên cứu của bà cũng là một trong 4 công trình khoa học vinh dự nhận được Giải thưởng năm nay nhờ tính ứng dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Trong hơn 25 năm làm nghiên cứu, GS.TS Nguyễn Thị Lang đã lai tạo thành công 73 giống lúa, trong đó có 31 giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và đưa vào sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 106 giống lúa do bà nghiên cứu, lai tạo được đánh giá là triển vọng và đang trong quá trình khảo nghiệm cấp quốc gia.

Với 43 công trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Thị Lang đã mang đến các giải pháp và ứng dụng thực tiễn cho sản xuất và thương mại hóa kết quả nghiên cứu giống cây trồng nói chung, cây lúa gạo nói riêng. Từ năm 2011 đến 2015, cũng đã có 334 công trình khoa học được GS.TS Nguyễn Thị Lang công bố tại 59 hội thảo khoa học quốc tế được tiến hành.

Trưng bày công trình "Nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long" của GS.TS Nguyễn Thị Lang.

Sinh năm 1957 tại Bến Tre, người con gái của quê hương miệt vườn miền Tây Nam Bộ quyết tâm lên TP.HCM chọn theo học ngành sinh học, một lĩnh vực còn khá mới mẻ vào thời kỳ đó.

Năm 1979, sau khi tốt nghiệp ngành sinh học tại Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, bà trở về công tác tại Sở Khoa học tỉnh Bến Tre ở cương vị Phó Trưởng phòng Kế hoạch Khoa học.

Từ năm 2006-2012, bà chuyển công tác đến Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long ở cương vị Trưởng Bộ môn Di truyền và chọn giống.

Năm 1994, bà bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ chuyên ngành Di truyền chọn giống với luận án: “Nghiên cứu di truyền tính trạng sinh lý ưu thế lai trên lúa”.

GS.TS Nguyễn Thị Lang, nhà khoa học nữ đầu tiên vinh dự nhận Giải thưởng Trần Đại Nghĩa.

Năm 2009 bà được phong hàm Giáo sư. Từ năm 2006 đến nay, bà liên tục hoàn thành các chương trình sau tiến sỹ về di truyền – giống, di truyền phân tử, công nghệ sinh học, về chuyển gen và chuyển giao kỹ thuật… Đây là những vấn đề rất thiết thực đối với thực tiễn sản xuất và chất lượng lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam.

Hiện tại, mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng GS.TS Nguyễn Thị Lang vẫn tiếp tục công tác ở vị trí nghiên cứu viên cao cấp của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học Trường Đại học Cửu Long.

Bà cũng là người chủ trì và trực tiếp tham gia gần 100 đề tài về sản xuất lúa gạo. Trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành, GS.TS Nguyễn Thị Lang đã hướng dẫn trên 30 luận án tiến sỹ, thạc sỹ.

Một trong những đóng góp nổi bật của GS.TS Nguyễn Thị Lang là việc chọn tạo thành công các giống lúa chịu mặn có nguồn gốc từ giống lúa trời, dân gian gọi là “lúa ma”, là một loại lúa hoang dã, có sức sống mãnh liệt giữa vùng trũng Đồng Tháp Mười.

GS.TS Nguyễn Thị Lang (áo trắng, đứng giữa) lội ruộng cùng nông dân và các kỹ sư.

Vào mùa lũ, “lúa ma” vượt lên nước lũ để trổ đòng, đơm bông, mang tặng con người những hạt gạo thơm ngọt, cứu sống bao người trong những năm chiến tranh, đói kém.

Biết “lúa ma” có phẩm chất đặc biệt ấy, GS.TS Nguyễn Thị Lang đã cùng chồng là GS Bùi Chí Bửu (cũng là một nhà khoa học nổi tiếng về cây lúa), lặn lội về Đồng Tháp Mười tìm cách nghiên cứu kết hợp những tính năng chịu đựng ưu việt của “lúa ma” với giống lúa cao sản để tạo nên một giống lúa mới.

Hơn 10 năm ròng rã, giống lúa mới mang tên AS996 đã ra đời với các tính năng nổi trội về khả năng sinh trưởng trong điều kiện đất phèn, thiếu lân đạm, có khả năng chịu mặn cao, kháng rầy nâu; đặc biệt có khả năng phát triển tốt ở nhiều vùng, đạt năng suất cao…

Sau đó, hàng chục giống lúa chịu mặn tiếp tục ra đời như: OM4498, OM5930, OM4900, OM6073,… Đến nay GS.TS Nguyễn Thị Lang đã chọn tạo được 24 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.

Hiện nay, bà cũng đang nghiên cứu thêm các giống lúa có tính kháng đối với nhiều loại côn trùng, nhiều loại bệnh, có hàm lượng dinh dưỡng cao, có khả năng chống khô hạn, ngập úng, nhiễm mặn....

GS.TS Nguyễn Thị Lang giới thiệu với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công trình"Nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long" bên lề Lễ trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa sáng 17/5/2019.

Tri ân những người “đứng trong bóng tối”

Có những đóng góp lớn lao như vậy, nhưng GS.TS Nguyễn Thị Lang lại tỏ ra hết sức khiêm nhường, đúng với tính cách của một người làm khoa học, nhất là lại làm khoa học gắn với đồng ruộng và nông dân.

Phát biểu trước hàng trăm nhà khoa học tại Lễ trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa 2019, bà Lang nói: “Đây chính là đóng góp chung của nhiều nhà khoa học trong ngành nông nghiệp, với biết bao công trình hợp tác quý báu của các đồng nghiệp. Chúng tôi trân trọng sự hợp tác ấy. Thành tích này thuộc về nhiều thế hệ các nhà khoa học nối tiếp nhau xây dựng và phát triển, có người đã không còn nữa”.

Nhà khoa học nữ trích dẫn câu nói của Đại văn hào Tagore để tôn vinh những đóng góp thầm lặng của những người bà mong muốn tri ân-  những người nông dân, những cán bộ khuyến nông… đã giúp đỡ bà: “Chúng ta biết ơn ngọn đèn cho chúng ta ánh sáng. Chúng ta cũng phải biết ơn giá chân đèn đã âm thầm đứng trong bóng tối để mang ngọn đèn tỏa sáng khắp nơi nơi”.

Thành quả mà chúng tôi đạt được hôm nay trước hết thuộc về hàng triệu người đã hi sinh âm thầm làm giá chân đèn đứng trong bóng tối như vậy, để có một ít các nhà khoa học tên tuổi tỏa sáng” - GS.TS Nguyễn Thị Lang nói.

GS.TS Nguyễn Thị Lang (áo vàng) bên những người thân trong gia đình tại Lễ trao giải.

Theo GS TS Nguyễn Thị Lang, trong hoạt động khoa học, chúng ta luôn đứng trước ranh giới của sự kế thừa và sự sáng tạo ra cái mới. Nếu không biết kế thừa những tinh hoa của quá khứ, chúng ta sẽ không thể tìm ra cái gì mới hơn cho phát triển trong hiện tại. Nhưng nếu chỉ trân trọng và kế thừa quá khứ mà không hề sáng tạo, chúng ta sẽ hỗ thẹn với tương lai vì không đáp ứng yêu cầu mới luôn luôn phát triển.

Không hứa hẹn điều gì, nhưng GS.TS Nguyễn Thị Lang tin tưởng giới khoa học sẽ phải khẳng định được thế và lực của mình trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam, để ĐBSCL sẽ trở thành một Trung tâm khoa học có tính chất hàn lâm, một địa bàn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đáng tin cậy của bà con nông dân.

Trao đổi với PV Infonet sau Lễ trao giải, GS TS Nguyễn Thị Lang cho biết, bản thân bà sẽ không dừng lại ở Giải thưởng này mà sẽ tiếp tục có chặng đường dài phấn đấu để có những nghiên cứu đột phá trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

“Tôi sẽ chọn đi vào chiều sâu, khoa học không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cho “đẹp” mà phải thực sự được ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả, để cạnh tranh với các quốc gia khác. Bản thân tôi luôn suy nghĩ tới đây sẽ tổ chức như thế nào để hạt gạo không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, từ đó nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa của cây lúa cho người nông dân”, GS TS Nguyễn Thị Lang nói.

Luôn sát cánh bên người nông dân, với GS.TS Nguyễn Thị Lang, nông dân chính là những người đầu tiên bà cần phải tri ân.

GS. TS Nguyễn Thị Lang cho rằng nông nghiệp, khoa học cây trồng và vật nuôi tuy đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nhưng nông dân chắc chắn sẽ đối diện gay gắt với quyền sở hữu trí tuệ, thương mại hóa toàn cầu, sự cạnh tranh không cân sức giữa các nước giàu và nghèo trong chính sách trợ giá nông sản của nước giàu. Do đó, phải làm sao biến các sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa, gia tăng giá trị thì mới có hy vọng đem lại nguồn lợi cho người nông dân.

Nguyễn Tuân

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !