GS Nguyễn Minh Thuyết nói về sách giáo khoa mới
GS Nguyễn Minh Thuyết. |
Buổi tọa đàm do Câu lạc bộ (CLB) Café Số tổ chức với chủ đề "Chương trình giáo dục phổ thông mới có gì mới?". Buổi thuyết trình được thực hiện sau khi GS Hồ Ngọc Đại chính thức lên tiếng về cách đánh vần "ô vuông, hình tròn" trong bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Giáo dục công nghệ (GDCN) gây tranh cãi trong dư luận thời gian vừa qua.
Trước đó, trả lời báo chí về cách đánh vần “ô vuông, hình tròn”, của GS Hồ Ngọc Đại, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới khẳng định cách đánh vần này không liên quan đến chương trình phổ thông mới.
Theo đó, tài liệu này không liên quan gì đến chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới mà ông và các cộng sự đang triển khai.
“Chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ quy định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất của học sinh ở các môn học, nội dung khái quát các môn học, phương pháp dạy học, đánh giá.
Chương trình không quy định cụ thể chi tiết hoặc nhồi nhét các khái niệm này, khái niệm kia về ngôn ngữ học”, GS Thuyết cho hay.
Ông cũng lí giải của ông, bất kì một tài liệu nào đưa vào giảng dạy đều phải đúng quy định của chương trình, nếu vượt chuẩn thì không được thông qua.
Nếu bây giờ nhồi nhét cho học sinh khái niệm này, khái niệm kia thì không được. Do vậy, Chương trình chỉ quy định những gì cần đạt, không cụ thể hay chi tiết nhưng quy định đó phải được thông qua mới triển khai.
Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, hiện SGK chương trình giáo dục phổ thông mới chưa có nên tài liệu kia không liên quan.
Liên quan đến bộ sách Tiếng Việt lớp 1 GDCN, "cha đẻ" của bộ sách - GS Hồ Ngọc Đại khẳng định bộ sách được xây dựng trên tinh thần giải pháp công nghệ giáo dục với triết lý: đi học là hạnh phúc, giáo dục hiện đại không noi gương ai.
Ông cũng cho biết thêm, cách đánh vần theo bộ sách này đến nay đã được triển khai ở 49 địa phương với hơn 800.000 học sinh theo học. Các tỉnh, thành trong cả nước tự nguyện đăng ký và chính thức áp dụng Công nghệ giáo dục nên Bộ GD&ĐT không gọi thí điểm nữa mà cho phép triển khai nếu địa phương có nhu cầu.