GS. Hồ Ngọc Đại: "40 năm tôi vẫn là thiểu số"
GS. Hồ Ngọc Đại. Ảnh Vnexpress. |
Trong buổi chia sẻ với báo chí, Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho rằng, sách giáo dục công nghệ đã được áp dụng 40 năm qua và nó thực sự đã tạo cho các em học sinh học chữ nhanh hơn phương pháp cũ. Có những cháu bé 6 tuổi, chưa biết đọc, biết viết, chưa từng đi học đến học với GS. Hồ Ngọc Đại chỉ cần 1 năm thì đọc thông viết thạo, đúng chính tả, người ta đọc thì nó viết được đấy là hiệu quả.
Người lớn, người đi trước không nên, không được và không có quyền lấy mình làm khuôn mẫu cho người khác. Khi có thế hệ trẻ con mới, có lịch sử mới thì cần phải có một nền giáo dục mới”.
Cũng theo GS. Hồ Ngọc Đại, căn bản nhất là phải xây dựng nền giáo dục mới như thế nào. Đó là nền giáo dục được xây dựng trên cơ sở lý thuyết không thể bắt bẻ được, trên một cơ sở vật chất không thể tốt hơn được ở thời điểm đó. Sứ mệnh của giáo dục là phải làm sao tạo ra được cái mới chưa hề có và tận dụng những gì có trong quá khứ. Chứ không nên cho học sinh đi lại quá khứ.
Hay có một học sinh, học từ tháng 9 đến Tết, học sinh xin nghỉ học. Thầy giáo bảo: viết đơn đi rồi thầy cho nghỉ.
Học sinh đó viết đơn luôn. Khi đọc lá đơn đó người thầy giáo đã khóc vì chỉ đến Tết học sinh đã đọc thông viết thạo. Còn chương trình cũ, theo GS. Hồ Ngọc Đại, nhiều trẻ học xong nghỉ hè đi học lại các cháu lại không biết gì.
GS. Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh: “Tôi là người đầu tiên là người mở trường Quốc tế ở Việt Nam với mong muốn xem trường Quốc tế dạy như thế nào. Hồi đó, tôi thuê đất mở, 3 năm chi phí 7000 USD và lúc đó là lỗ và giờ có lãi và học sinh học thực nghiệm đã khác”.
Cách dạy của GS Hồ Ngọc Đại khác các phương pháp khác vì theo ông ngữ âm khác, tiếng nói khác, tiếng nói hàng ngày khác. Học sinh trường thực nghiệm phân tích ngữ âm chứ không về nghĩa và chỉ có âm để thay đổi âm. Ví dụ: Ba chỉ là âm, nếu thấy âm đầu là Cờ thành Ca, Bờ thành Ba. Học sinh chỉ học thuần tuý ngữ âm, không chứa nghĩa là từ, trước hết học sinh phải nắm được âm và cấu trúc ngữ âm và sau này sẽ học được, phiên âm được.
Trước những băn khoăn vì sao phương pháp dạy học hay thế mà 40 năm thử nghiệm chưa được đưa vào thực tế? Giáo sư Đại trả lời rằng vì 40 năm nay tôi vẫn là thiểu số”.
Theo GS. Hồ Ngọc Đại "Tư duy hiện nay của giáo dục nói chung là thấp, bây giờ có thêm vụ lợi, tư duy thấp mà vụ lợi thì khó. Nhưng bây giờ cuộc sống vẫn chấp nhận và sẽ có lúc cuộc sống tự đào thải, quan trọng nhất là tư tưởng và kỹ thuật thực thi nó như thế nào".
Tương lai của sách công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn vì đó là công trình lịch sử không phải của cá nhân. Đừng nghĩ đó là chỉ riêng của Hồ Ngọc Đại mà nó là cả quá trình lịch sử.