Góc khuất cuộc sống nô lệ thời hiện đại
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, mua bán người mang lại mức lợi nhuận bất hợp pháp khoảng hơn 32 tỷ USD mỗi năm.
Theo các chuyên gia tâm lý, bất kì ai cũng có thể bị mua bán, tuy nhiên tội phạm mua bán người thường nhắm tới những người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, thấp nghiệp và học vấn thấp để lừa gạt với lời hứa hẹn về công việc có lương cao, kết hôn với chồng ngoại quốc giàu có…
Câu chuyện của em Trang (tên nạn nhân đã được thay đổi) là một trường hợp điển hình như vậy.
Trang chỉ học đến lớp 4, em luôn luôn cảm thấy mình khác mọi người. Em không học giỏi, và một thời gian khó đọc và viết. Chính vì vậy nên em chỉ học đến lớp 4. Mọi người luôn nói với em rằng em là rất chậm. Gia đình luôn luôn nghĩ rằng em là ngu ngốc.
Theo lời Trang, em luôn cư xử tốt với mọi người, và trong một lần một người bạn gái tên Thanh rủ đi mua sắm với cô ấy ở biên giới Trung Quốc. Em đã đồng ý vì nhìn cô ấy có vẻ buồn.
Trang cũng cho biết thêm: "Thanh đã dẫn em gặp một người phụ nữ tên Kim. Người đã đưa 2 bọn em đến biên giới bằng xe tải đến khu vực mua sắm. Tuy nhiên Thanh đã không đi cùng xe mà hứa đi bằng xe máy theo. Kể từ lúc đó em đã có một cảm giác xấu và đó chính là cách em bị bán qua Trung Quốc”.
Đau đớn nhớ lại quãng thời gian ở Trung Quốc, Trang nói: "Trong thời gian 3 năm tại Trung Quốc em đã bỏ trốn rất nhiều lần, có những lần bị cả một nhóm người chạy đuổi theo trong đêm và cũng bị bắt lại không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần bị bắt như thế, em lại bị đánh đập rất dã man”.
Tuy nhiên ngay kể cả khi được một người đàn ông tốt bụng cứu khi về được Việt Nam gặp lại gia đình thì đau đớn hơn đó là chính gia đình đã từ chối em và nói em là sự ô nhục cho gia đình.
Được biết nạn nhân của đường dây mua bán người có trường hợp may mắn có thể trở về đoàn tụ với gia đình, nhưng cũng trường hợp họ lại bị chính gia đình hắt hủi, coi thường. Để có thể tái hoà nhập với cộng đồng cần có sự chung tay của xã hội, gia đình nạn nhân, nếu những trường hợp như Trang thì cần có sự can thiệp của các tổ chức có chuyên gia tâm lý nhằm khôi phục lại tâm lý. Tạo mọi điều kiện để các nạn nhân quay trở lại cuộc sống bình thường.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội mua bán người như sau:
Điều 119. Tội mua bán người.
1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Để đưa ra nước ngoài;
e) Đối với nhiều người;
g) Phạm tội nhiều lần;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
- Khách thể của tội mua bán người: Người phạm tội đã coi con người như một hàng hóa để mua, bán, trao đổi nhằm mục đích kiếm lợi. Hành vi phạm tội xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, quyền tự do, quyền làm người của nạn nhân.
- Khách quan của tội phạm: thể hiện ở hành vi mua, bán, trao đổi con người để lấy tiền, hàng hóa hoặc các lợi ích khác. Đối tượng của việc mua bán là con người đủ 16 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính (nam, nữ). Các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, giao nhận người trong các vụ án mua bán người có thể do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người thực hiện. Những người thực hiện ở các vai trò chủ mưu, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức cho người thực hiện hành vi mua bán người đều là đồng phạm của tội mua bán người.
Hậu quả của hành vi mua bán người là con người đó đã bị đem ra mua bán. Nếu người phạm tội đã thực hiện một số hành vi như tìm kiếm người, liên hệ nơi bán, mua, thỏa thuận giá cả, nơi giao nhận… nhưng vì nguyên nhân nào đó ngoài ý muốn mà họ không thực hiện được việc mua bán người thì đó là trường hợp phạm tội chưa đạt. Người thực hiện các hành vi nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.
- Chủ thể của tội phạm: Người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đều là chủ thể của loại tội phạm này. Người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chỉ vi phạm vào khoản 1 Điều 119 BLHS. Những người chưa thành niên phạm tội này thường ở vai trò đồng phạm.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.